tailieunhanh - Ảnh hưởng của chức năng thận lên tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất

Tăng kali máu là một trong những tình trạng rối loạn điện giải nguy hiểm trong thực hành lâm sàng. Tình trạng tăng kali máu ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Trong những cơ chế điều hòa kali máu trong cơ thể, thận giữ vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của chức năng thận lên tình trạng tăng kali máu trong nhóm bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh viện Thống Nhất. | Ảnh hưởng của chức năng thận lên tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG THẬN LÊN TĂNG KALI MÁU CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Phạm Vĩnh Phú*, Lê Văn Lắm*, Nguyễn Phan Thủy Tiên*, Hồ Ngọc Trinh*, Lại Thị Mỹ Duyên*, Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Đức Công** TÓM TẮT Đặt vấn đê: Tăng kali máu là một trong những tình trạng rối loạn điện giải nguy hiểm trong thực hành lâm sàng. Tình trạng tăng kali máu ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Trong những cơ chế điều hòa kali máu trong cơ thể, thận giữ vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của chức năng thận lên tình trạng tăng kali máu trong nhóm bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 855 bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung Tâm Tim Mạch (TTTM) và Khoa Nội Thận – Lọc Máu (NT – LM) bệnh viên Thống Nhất từ 01/10/2017 đến 31/03/2018. Kết quả: Có 855 bệnh nhân trong nghiên cứu này, tuổi trung bình 62,75 ± 17,38, bệnh nhân nữ chiếm 51,1%. Có tổng cộng 156 bệnh nhân bệnh thận mạn (18,2%). Độ lọc cầu thận của nhóm bệnh nhân tăng và không tăng kali máu lần lượt là 11,1 (6,5 – 31,2) và 68,9 (48,7 – 83,1) mL/phút/1,73 m2, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (giá trị p < 0,0001). Sự tương quan giữa nồng độ kali máu và chứng năng thận được thể hiện qua phương trình hồi quy đa biến: Kali máu (mmol/L) = 3,84 + 0,02 (ure) – 0,004 (eGFR) + 0,24 (bệnh thận mạn). Hệ số xác định bội R2 = 0,209. Kết luận: Chức năng thận liên quan chặt chẽ với tình trạng kali máu. Trong đó, nồng độ ure và creatinin máu có mối tương quan thuận với nồng độ kali máu, eGFR có mối tương quan nghịch với nồng độ kali máu. Từ khóa: tăng kali máu, liên quan giữa chức năng thận và nồng độ kali máu ABSTRACT EFFECTS OF RENAL FUNCTION ON SERUM POTASSIUM LEVEL OF .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN