tailieunhanh - Một nét văn hóa của người Kh'mer
Người Khmer Nam Bộ / Việt Nam ăn tết theo Phật lịch (khoảng giữa tháng tư âm lịch) và tết “Vào năm mới” được gọi là Chol - Chnam - Thmay. Giờ giao thừa của tết Chol - Chnam - Thmay không giống giờ giao thừa của người Âu hay người Á, cố định từ 0 giờ ngày đầu năm. Nó luôn luôn thay đổi. Mỗi năm, các vị đại đức soạn ra một quyển đại lịch gọi là Mahasangkran để dùng chung suốt năm và để ấn định giờ giao thừa. Người Khmer ăn tết “Vào năm mới” trong ba ngày. Vào ngày tết, họ tổ chức cúng cơm và đi đến chùa lễ Phật. Họ chúc phúc cho nhau và nghe thuyết giảng về đức Phật. Họ tiến hành lễ đắp núi cát và lễ tắm Phật. Họ hát và múa những âm điệu và những vũ điệu Khmer truyền thống như “Châm Riêng” và “Dù kê”. Người Khmer hân hoan chào đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc trong những trò chơi dân gian truyền thống như nhảy bao, bịt mắt, đập nồi, kéo co Trong các hoạt động lễ hội mang tính tôn giáo, văn học dân gian hiện diện như là một bộ phận không thể tách rời và có chức năng quan trọng trong việc giáo huấn. | Một nét văn hóa của người Kh'mer Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Nguyễn Thị Phương Thoa MỘT NÉT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Nguyễn Thị Phương Thoa* Người Khmer lập cư rất sớm trên vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long cùng với tộc người Kinh và người Hoa. Người Khmer sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang Dù có nhiều nét tương đồng về đời sống kinh tế, văn hoá xã hội với các tộc người anh em, nhưng người Khmer vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống độc đáo riêng cho mình trong suốt quá trình lịch sử. Đó là đời sống tâm linh khá đậm đặc trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt. Trong đó có sự tham gia của văn học dân gian vào lễ hội. Trong giới hạn khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được thống kê, miêu tả một vài hoạt động mang tính đặc thù của nó đặt tiền đề cho những khảo sát kỹ hơn ở công trình khác. Giống như một số dân tộc khác, người Khmer xem Phật giáo là cốt lõi đời sống tinh thần xã hội. Vấn đề này đã từng được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lại một vài hoạt động lễ hội Phật giáo khá đặc sắc. Cứ vào đầu năm, lễ chúc tết được tổ chức khá linh đình. Trong ngày này, dân trong các phum - sóc rất vui vì tạo được phước và được chúc phúc. Các em nhỏ thì được vui chơi thoả thích. Điều này khá giống với sinh hoạt của người Việt. Nhưng điều đáng lưu ý là vào ngày mùng hai, buổi sáng, Phật tử dâng lễ vật cúng Phật và dâng cơm cho các nhà sư. Họ đến chùa để tiếp tục được nghe thuyết pháp về Đức Phật và làm lễ cầu an. Buổi chiều mùng hai tết, họ cùng nhau làm lễ đắp núi cát. Mọi người tìm cát sạch đem về đổ thành đống chung quanh đền thờ Phật, bên ngoài hành lang chung quanh chính điện. Những núi cát này tượng trưng cho vũ trụ. Sau đó họ làm lễ quy y cho núi và đến sáng hôm sau thì làm lễ xuất thế. Tập tục đắp núi cát bắt nguồn từ một sự tích có từ rất lâu đời của người Khmer Nam Bộ kể về một người chuyên làm nghề săn bắn thú. Suốt đời ông đã giết
đang nạp các trang xem trước