tailieunhanh - Khía cạnh tương tác trong khái niệm tầm đón đợi của Hans - Robert Jauss
Bài viết đề cập đến sự hình thành khái niệm “tầm đón đợi” của Jauss. Từ đó, bài viết bàn về khái niệm này ở khía cạnh: sự tương tác của khái niệm tầm đón đợi như điều kiện tạo nghĩa cho văn bản. | Khía cạnh tương tác trong khái niệm tầm đón đợi của Hans - Robert Jauss Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 17 năm 2009 KHÍA CẠNH TƯƠNG TÁC TRONG KHÁI NIỆM TẦM ĐÓN ĐỢI CỦA HANS – ROBERT JAUSS Hoàng Phong Tuấn* 1. Tầm đón đợi là khái niệm được Hans - Robert Jauss đưa vào bình diện lí luận văn học trong công trình mang tính cương lĩnh của mĩ học tiếp nhận: Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học †. Là khái niệm có nguồn gốc từ trong hiện tượng học, , tầm đón đợi được Jauss đưa vào mĩ học tiếp nhận hội tụ nhiều bình diện. Có thể thấy, cùng với bình diện lí luận văn học, khái niệm tầm đón đợi còn liên quan trực tiếp đến bình diện mĩ học, bình diện nhận thức luận. Dù cho trong giai đoạn sau, Jauss có khuynh hướng nghiêng về khái niệm “kinh nghiệm thẩm mĩ” khi luận giải về quá trình hiểu văn bản văn học, nhưng nó vẫn là khái niệm quan trọng và cơ bản của lí luận văn học nói chung và mĩ học tiếp nhận nói riêng. Trong bối cảnh tiếp thu lí luận văn học nước ngoài, khái niệm này đã được các nhà nghiên cứu, phê bình Việt Nam sử dụng, giải thích và trao đổi ‡. Nối tiếp * ThS. – Trường ĐHSP Tp. HCM. † Để có sự thống nhất trong cách dùng khái niệm lí luận, chúng tôi chọn cách dịch “tầm đón đợi” (của Trương Đăng Dung, 2004, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, HN và Huỳnh Vân, 2008, ‘Về khái niệm tầm đón đợi trong mỹ học tiếp nhận của Hans - Robert Jauss’, in trong Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học cán bộ, giảng viên, ĐH Văn Hiến). Vì tầm đón đợi không chỉ có trong người tiếp nhận, mà ngược lại, nó tự thiết lập mình trong quan hệ tương tác với tầm đón đợi của văn bản (chúng tôi sẽ làm rõ sau), nên cách dịch “tầm đón nhận” chưa chuyển tải được hết khả năng nghĩa của khái niệm. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách dịch “chân trời chờ đợi” có những cơ sở riêng. Trong quan niệm của truyền thống thông diễn học triết học, nhận thức của ta về đối tượng luôn được hình thành trên những kinh nghiệm có trước. Đó .
đang nạp các trang xem trước