tailieunhanh - Văn hóa hối lộ thời gian toàn cầu hóa - Kỳ 1

Trong thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ hối lộ của các công ty toàn cầu được đưa ra ánh sáng, như các vụ scandal của Siemens, Daimler, BAE Systems, BHP Billiton. với số tiền hối lộ giao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD. Một số nhà quan sát cho rằng hối lộ đang trở thành một thứ “văn hóa xấu” trong hoạt động kinh doanh của các công ty toàn cầu. | Trong số ra ngày 30-3, báo Đức Deutsche Welle (DW) cho rằng việc gần đây nhiều công ty Đức bị lôi ra tòa với các cáo buộc hối lộ không chứng tỏ nền công nghiệp Đức có “văn hóa hối lộ”, vì nước này được xếp thứ 14 về độ minh bạch toàn cầu (theo khảo sát của Tổ chức minh bạch thế giới - TI), nhưng vì các công ty này phải làm ăn ở những nơi tình trạng tham nhũng hoành hành. Chẳng hạn, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Đức, chỉ đứng thứ 76 trên bảng xếp hạng. Nga – thị trường xuất khẩu thứ 13 của Đức – đứng tận vị trí 146. DW cho rằng trong khi các nước Tây Âu có cấu trúc pháp lý và chính trị chống tham nhũng hiệu quả, nhiều nước khác hoặc thiếu ý chí chính trị trong việc chống tham nhũng, hoặc chấp nhận nó như một loại phí tổn kinh doanh. Chẳng hạn, sau khi Liên Xô tan rã, tham nhũng lan tràn tại Nga. Khi còn là tổng thống, ông Vladimir Putin đã thành công trong việc chống tham nhũng trên diện rộng, và đương kim tổng thống Dmitry Medvedev hiện cũng nhìn nhận tham nhũng là mối đe dọa lớn cho quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vẫn đang hoành hành dữ dội ở nước này đến nỗi một số công ty quyết định ngưng đầu tư phát triển thị trường tại Nga. Năm 2009, nhà khổng lồ nội thất Thụy Điển Ikea tuyên bố sẽ không đầu tư vốn thêm vào Nga vì “những can thiệp không thể dự báo của chính quyền”. Tháng 2-2010, 2 nhà điều hành của Ikea bị phạt vì đưa hối lộ cho một nhà thầu Nga. Điều tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc, nổi bật là vụ 4 nhà điều hành Rio Tinto bị kết tội vì đưa và nhận hối lộ hồi tháng 3-2010.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN