tailieunhanh - Thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược. | Thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU TRỊ THUỐC TÂN DƯỢC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN: NGHIÊN CỨU CẮT NGANG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Trương Thị Lê Huyền*, Hoàng Đình Đông**, Nguyễn Thị Ngọc Diễm*** TÓM TẮT Mở Đầu: Ngày nay, thực hành tự điều trị thuốc tân dược ngày càng được quan tâm bởi vì các nhóm thuốc bắt buộc kê đơn như kháng sinh, kháng viêm non-steroid, thuốc ngủ được bán ngày càng nhiều mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, y sĩ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn, thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt kết hợp với quan sát và mô tả thuốc tân dược tự điều trị trong vòng 6 tháng trước thời điểm khảo sát của 291 người dân từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được chọn vào nghiên cứu một cách ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Có đến 65,8% đối tượng tham gia tự điều trị thuốc tân dược và có đến 90% thuốc tân dược được tự sử dụng hoàn toàn không có nhãn. Trong đó kháng sinh và kháng viêm non-steroid chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,6% và 35,3%. Các triệu chứng mà người dân tự điều trị là đau đầu (37,5%), cảm cúm (33,1%), ho khan (27,5%), sốt (20%), đau họng (19,4%), đau dạ dày (13,1%) và các triệu chứng khác (đau cơ, trật chân, chóng mặt, ngứa, mỏi tay chân) chiếm 45,4%. Có đến 88,2% đối tượng tự điều trị thuốc vì nghĩ bệnh nhẹ, 48,8% vì sự tiện lợi và 16,9% tin tưởng nhân viên nhà thuốc. Nữ (PR = 1,5, KTC 95% 1,2 – 1,8, p Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học advice. The purpose of this study was to .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN