tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất dốc và phân tầng độ cao địa hình tỉnh Thái Nguyên từ dữ liệu độ cao toàn cầu (ASTER GDEM)

Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình đất dốc, phân tầng độ cao địa hình bao gồm bản đồ độ dốc, bản đồ địa hình độ cao và dữ liệu thuộc tính từ nguồn dữ liệu độ cao toàn thế giới (ASTER GDEM) có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. | Trương Thành Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 229 - 237 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT DỐC VÀ PHÂN TẦNG ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ DỮ LIỆU ĐỘ CAO TOÀN CẦU (ASTER GDEM) Trương Thành Nam1, Hà Anh Tuấn2* 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình đất dốc, phân tầng độ cao địa hình bao gồm bản đồ độ dốc, bản đồ địa hình độ cao và dữ liệu thuộc tính từ nguồn dữ liệu độ cao toàn thế giới (ASTER GDEM) có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu cần thiết khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong chồng xếp các bản đồ đơn tính khi đánh giá tiềm năng đất và định hướng sử dụng đất bền vững cho tỉnh Thái Nguyên. Bản đồ phân cấp độ dốc, bản đồ phân tầng độ cao địa hình được xây dựng có tỷ lệ 1/ và cơ sở dữ liệu thuộc tính số lượng, diện tích phân chia theo khoanh đất, theo đơn vị hành chính và theo hiện trạng sử dụng các loại đất. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu độ dốc đạt được khoanh đất với khoanh nhỏ nhất có diện tích 0,2 ha, khoanh lớn nhất có diện tích 16,02 ha, có tổng diện tích ha bao gồm 8 cấp độ dốc. Cấp I (350). Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu phân tầng độ cao địa hình đạt được khoanh đất có tổng diện tích ha, khoanh nhỏ nhất có diện tích 0,8 ha và khoanh lớn nhất có 22,00 ha được phân bổ cho 17 cấp, tầng độ cao cấp 1 (50m) và cao nhất là cấp 17 (1567 m). Từ khóa: Thái Nguyên, CSDL độ dốc, CSDL phân tầng độ cao, Verical Mapper, Global Mapper, ASTER GDEM, ĐẶT VẤN ĐỀ* Đất dốc được xác định là loại đất có độ dốc từ 10 0 trở lên, vùng đất dốc có vai trò quan trọng khi làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính rõ rệt, đặc biệt là khi mức bước biển dâng cao ảnh hưởng nhiều đến vùng châu thổ rộng lớn [1] tuy nhiên đất dốc thường chịu tác động của các hiện tượng xói mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái