tailieunhanh - Thử tìm hiểu hai từ “minh nguyệt” trong bài thơ “Tĩnh dạ tư” của Lý Bạch
Thơ Đường rất kiêng việc lặp từ nhưng trong bài thơ “Tĩnh dạ tư”, Lí Bạch đã hai lần dùng từ “Minh nguyệt”. “Minh nguyệt” ở câu thơ thứ nhất chỉ là hình ảnh thực tại, sang câu thơ thứ ba, nó vừa là “trăng” của thực tại, vừa là “trăng” của quá khứ xa xăm. Ở từ “Minh nguyệt” trong câu thơ thứ ba này, Lí Bạch đã sử dụng thành công thủ pháp đồng hiện. Đó vừa là sự lặp lại, vừa là sự nâng cao so với nghĩa của từ “minh nguyệt” ở câu thơ đầu. | Thử tìm hiểu hai từ “minh nguyệt” trong bài thơ “Tĩnh dạ tư” của Lý Bạch Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 THỬ TÌM HIỂU HAI TỪ “MINH NGUYỆT” TRONG BÀI THƠ “TĨNH DẠ TƯ” CỦA LÍ BẠCH Lê Thị Thanh Hồng* Thơ Đường rất kiêng việc lặp lại từ, đặc biệt là ở những bài thơ Tứ tuyệt. Thế nhưng, trong bài thơ “Tĩnh dạ tư”, Lí Bạch đã dùng “Minh nguyệt” đến hai lần. Việc lặp lại này tạo nên giá trị gì cho toàn bài thơ, và nó có thể hiện rõ được phong cách riêng của “Thi Tiên” Lí Bạch? “Trăng” vốn là hình ảnh đặc hữu trong thơ Đường, nó lại càng có địa vị nổi bật hơn trong thơ Lí Bạch. Hình ảnh “Trăng” trong thơ Lí Bạch đã làm tốn hao biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu, bởi vì “Trăng” trong thơ của “Thi Tiên” thường mang nhiều tâm trạng: trăng cũng có vui, có buồn, có hờn có giận và có cả yêu thương. Nhưng nói như thế không có nghĩa là tất cả các bài thơ miêu tả về “Trăng” của Lí Bạch đều là những bài thơ miêu tả tâm trạng. “Trăng” trong bài thơ “Tĩnh dạ tư” lại hiện lên trước mắt người đọc với vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo. Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. *** Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương Trước đầu giường, ánh trăng chiếu sáng, ánh sáng bàng bạc như sương giăng trên mặt đất. Hai chữ “sàng tiền” gợi cho ta có cảm giác nhân vật trữ tình như đang chuẩn bị đi vào giấc ngủ, hoặc cũng có khi đang trong trạng thái vừa tỉnh giấc. Chính tư thế đó mà nhân vật nhìn trăng với cảm giác mơ hồ, không xác định: nhìn trăng mà ngỡ như sương trên mặt đất! Chính nhờ cách cảm nhận này mà ánh trăng lúc này trở nên thi vị hơn, ấn tượng hơn. * ThS. – Trường PTTH Bắc Bình – Bình Thuận 183 Ý KIẾN TRAO ĐỔI Lê Thị Thanh Hồng Tuy nhiên, thủ pháp đưa ảo giác vào trong thơ cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật thơ ca mà Lí Bạch thường vận dụng khi sáng tác. Ảo giác tức là cách cảm nhận mơ hồ về thực tại, thực tại “thường xuyên bị
đang nạp các trang xem trước