tailieunhanh - Sự phối hợp chiến đấu giữa nghĩa quân Phú Yên và Khánh Hoà trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX

Mối quan hệ gắn bó giữa Phú Yên và Khánh Hoà trong đấu tranh chống áp bức và ngoại xâm hình thành khá sớm trong lịch sử tạo lập vùng đất phía nam của Tổ quốc. Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, nghĩa quân Phú Yên đã tiến vào Khánh Hoà phối hợp với lực lượng tại đây lật đổ chính quyền thân Pháp, đưa phong trào phát triển vào quỹ đạo Cần Vương. Sự phối hợp chiến đấu giữa nghĩa quân Phú Yên và Khánh Hoà còn có tác dụng ngăn cản âm mưu sáp nhập các tỉnh cực nam Trung kỳ vào Nam kỳ của thực dân Pháp, thúc đẩy phong trào kháng chiến trong khu vực lên cao. | Sự phối hợp chiến đấu giữa nghĩa quân Phú Yên và Khánh Hoà trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 SỰ PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU GIỮA NGHĨA QUÂN PHÚ YÊN VÀ KHÁNH HOÀ TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX Đào Nhật Kim* Mối quan hệ gắn bó giữa Phú Yên và Khánh Hoà trong cuộc đấu tranh chống áp bức và ngoại xâm đã hình thành khá sớm trong lịch sử tạo lập vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Trong khởi nghĩa Tây Sơn thế kỷ XVIII, nhân dân hai tỉnh đã đoàn kết ủng hộ nghĩa quân đánh bại các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh đưa phong trào từ đấu tranh giai cấp lên đảm nhận nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống các thế lực xâm lược Xiêm La, Mãn Thanh. Kế thừa truyền thống đấu tranh, trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, nghĩa quân Phú Yên và Khánh Hoà đã phối hợp với nhau trong mục tiêu chống kẻ thù chung, ghi những chiến công hiển hách, trở thành điểm sáng trong phong trào chống xâm lược các tỉnh nam Trung kỳ. Ngày 5-7-1885, sau cuộc tấn công vào quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở, ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống giặc. Việc hưởng ứng nhanh chóng chiếu Cần Vương của văn thân, sĩ phu và nhân dân các tỉnh Trung kỳ nói chung và nam Trung kỳ nói riêng, là một cơ sở thuận lợi cho sự phối hợp, liên kết chiến đấu giữa lực lượng Cần Vương Phú Yên với cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân và sĩ phu các tỉnh lân cận. Đặc biệt khi phong trào ở Bình Định phát triển mạnh mẽ về phía bắc thì sự liên kết với phong trào Khánh Hoà ở phía nam, trong đó vai trò hỗ trợ của nghĩa quân Phú Yên có vị trí quan trọng. Tại Khánh Hoà, các đạo quân ứng nghĩa Cần Vương đã được hình thành và hoạt động mạnh mẽ từ cuối năm 1885 do Trịnh Phong, Trần Đường và Nguyễn Khanh lãnh đạo. Nghĩa quân tại đây đã thiết lập một số căn cứ để chuẩn bị khởi nghĩa và chống lại các cuộc càn quét của quân Pháp đang đóng tại Hòn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN