tailieunhanh - Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, là cơ sở để nâng cao dân trí, tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các tầng lớp nhân dân. Hiện nay, Nhà nước đang có những đầu tư thích đáng nhưng thực chất đã có sự đồng bộ hay chưa? Hãy tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên, những bất cập, để từ đó có định hướng đúng cho nền giáo dục. | Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Hoàng Nam Phác* 1. Lý do và phương pháp nghiên cứu . Lý do nghiên cứu Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, là cơ sở để nâng cao dân trí, tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các tầng lớp dân cư. Do đó đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở các cấp học, bậc học là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn thực hiện tốt việc thay đổi này, yếu tố có tính chất quyết định đó chính là đội ngũ giáo viên. Như chúng ta đều biết, giáo dục tiểu học thành phố Hồ Chí Minh () đã và đang thực hiện những giải pháp tích cực, đáp ứng yêu cầu trọng tâm của công cuộc đổi mới giáo dục – đào tạo theo chủ trương của Đảng với quan điểm “Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Vào năm 2002 – 2003, trên cả nước đã bắt đầu thực hiện chương trình Tiểu học mới (gọi là chương trình 2000); đó cũng là một phần của toàn bộ hoạt động đổi mới giáo dục. Chương trình sách giáo khoa ở bậc tiểu học sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm và được triển khai đại trà trên toàn quốc là một thành công lớn, đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống giáo dục quốc dân. Về cơ bản, những người trực tiếp thực hiện chương trình sách giáo khoa đều thừa nhận mặt tiến bộ của chương trình mới, nội dung và phương pháp gắn với mục tiêu giáo dục, phát huy được phần nào tích cực, tự giác học tập của học sinh, tạo được hứng thú cho trẻ hơn chương trình cũ. Tuy nhiên, quá trình biên soạn chương trình sách giáo khoa và dạy thử nghiệm chưa chu đáo, chưa đồng bộ (chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, điều kiện để thực hiện đại trà chương trình mới .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN