tailieunhanh - Nghiên cứu xử lý nước giếng khoan bằng phương pháp oxy hóa kết hợp hấp phụ tại Thái Nguyên
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả xử lý nước giếng đào khi kết hợp phương pháp oxi hóa và hấp phụ bằng một số vật liệu phổ biến trên thị trường như cacbon hoạt tính. | Dư Ngọc Thành và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 149 - 154 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP OXY HÓA KẾT HỢP HẤP PHỤ TẠI THÁI NGUYÊN Dư Ngọc Thành*, Hoàng Quý Nhân Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh có nhiều khoáng sản về cả chủng loại lần trữ lượng. Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khá phong phú, được sử dụng nhiều trong sinh hoạt của người dân bản địa. Ở nơi đây, nguồn nước nhiều điểm quan trắc có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn), nước cứng. Những khu vực xa trung tâm thành phố, nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng đào và nước giếng khoan. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả xử lý nước giếng đào khi kết hợp phương pháp oxi hóa và hấp phụ bằng một số vật liệu phổ biến trên thị trường như cacbon hoạt tính. Bằng phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu được tiến hành với 02 phương pháp thí nghiệm, trên 3 vật liệu hấp phụ, 4 công thức, 3 mức lưu lượng dòng chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức 4 (kết hợp oxi và vật liệu hấp phụ) có hiệu suất xử lý Sắt, Mangan, kẽm, độ cứng cao nhất 84,2 – 97,8%; hiệu quả xử lý tối ưu sau 5 giờ; lưu lượng tối ưu là Q2 (0,005 lít/giây) và các thông số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt thấp hơn rất nhiều so với nước chưa xử lý và QCVN 01:2009/BYT. Đảm bảo chất lượng nước giếng sau xử lý cho ăn uống và sinh hoạt. Từ khóa: Xử lý, Nước giếng khoan ĐẶT VẤN ĐỀ* Nước dưới đất của tỉnh Thái Nguyên có khoảng 1,5 đến 2 tỷ m3, được chứa chủ yếu trong các thành tạo Carbonte, trong trầm tích Lục địa nguyên [1]. Theo số liệu thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 143 mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác, trong đó có 21 mỏ kim loại như sắt, man gan, kẽm, ti tan, thiếc . do vậy nguồn nước ngầm ở đây có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại [7]. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá và nâng .
đang nạp các trang xem trước