tailieunhanh - Bài giảng Điều chỉnh điện giải trong cấp cứu rối loạn nhịp tim - TS.BS Đỗ Quốc Huy

Bài giảng với các nội dung một trong những nguyên nhân ngưng tim có thể phục hồi được; tăng Kali máu; các dấu hiệu và triệu chứng; biến đổi trên điện tim; nguyên tắc điều trị tăng K+; các dấu hiệu và triệu chứng; thay đổi điện tim trong Hypokalemia; lâm sàng của Hypermagnesemia. bài giảng để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu. | Bài giảng Điều chỉnh điện giải trong cấp cứu rối loạn nhịp tim - Đỗ Quốc Huy Điều chỉnh điện giải trong cấp cứu rối loạn nhịp tim Đỗ Quốc Huy Bộ môn Cấp Cứu Hồi Sức & Chống Độc Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Giới thiệu Rối loạn điện giải: Một trong những nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần phổ biến nhất dẫn đến rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, nhưng có thể hồi phục nếu phát hiện kịp và điều trị sớm. Cần tiến hành điều chỉnh rối loạn điện giải ngay nếu đe dọa tính mạng, không đợi có kết quả xét nghiệm. Giới thiệu Rối loạn nhịp tim liên quan mật thiết đến RL điện giải: Cần xem xét có RLĐG khi tiếp cận một BN có rối loạn nhịp tim. Đặc biệt quan tâm đến: K+, Mg++ và Ca++ trên BN có RL nhịp nguy hiểm. Rối loạn điện giải có thể là diễn biến tự nhiên của bệnh hoặc là hậu quả cuả điều trị (iatrogenesis). Một trong những nguyên nhân ngưng tim có thể phục hồi được 5H 5T Hypovolemia Tension pneumothorax Hypoxia Tamponade, cardiac Hydrogen ion (acidosis) Toxins Hypo/hyperkalemia Thrombosis, pulmonary Hypothermia Thrombosis, coronary Potassium (K+) Mức độ chênh lệch của kali qua màng tế bào quyết định tính kích thích của tế bào thần kinh – cơ (cả cơ tim). Thay đổi nhanh và đáng kể K+ → đe dọa tính mạng. Đánh giá K+ phải xem xét ↑↓pH trong huyết thanh: Khi pH ↓ → ↑ K+ máu do K+ từ trong tế bào → máu. Khi pH ↑ → ↓ K+ máu do K+ máu → vào trong tế bào. Ảnh hưởng của ↑↓ pH trên K+ cần được dự kiến trong điều trị ↑↓K+ Tăng kali máu (Hyperkalemia) Định nghĩa: K+ 5 – 6 mEq/L (nhẹ); K+ 6 – 7 mEq/L (TB); Khi K+ >7 mEq/L (nặng)→ nguy hiểm chết người Là một cấp cứu vì có nguy cơ dẫn đến ngừng tim. Rất phổ biến, nhất là ở BN có bệnh thận GĐ cuối. Có 03 nhóm nguyên nhân: Nhập nhiều K + Nhiều loại thuốc Tầm soát các yếu tố có thể đóng góp tiềm năng ↑K+ → góp Giảm đào thải K+ vào .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN