tailieunhanh - Tài liệu: PR trong hoạt động Chính phủ - TS Trần Thị Thanh Thủy
PR (Public Relations) nghĩa là quan hệ công chúng, vốn là một thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đó không phải là lãnh địa riêng của khu vực kinh doanh và cũng là những gì các chính phủ nói chung và Chính phủ Việt nam nói riêng vẫn đang thực hiện. | Phân tích cụ thể thêm về nguyên tắc “đúng thẩm quyền” và ”mở rộng” thẩm quyền như sau: một mặt, các hoạt động PR cần được tiến hành trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định về thẩm quyền (ví dụ, trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 07/2007/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ có quy định rõ về thẩm quyền phát ngôn.). Mặt khác, vai trò to lớn, bản chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của PR cho thấy nó không thể được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả chỉ đơn thuần bởi một vài người phát ngôn hay phòng, ban PR. Do vậy, cần mở rộng thẩm quyền PR. Chính phủ cần xây dựng phương châm ”mọi người đều là đại sứ”, đặc biệt là các nhà quản lý. Như vậy, trách nhiệm của các nhân viên PR chuyên trách sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhân viên chuyên trách không chỉ phải thực hiện các hoạt động PR theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà còn phải hướng dẫn những người khác, nhất là các nhà quản lý để họ cũng có thể thực hiện PR một cách hiệu quả.
đang nạp các trang xem trước