tailieunhanh - Tìm hiểu một số lí thuyết về tranh vẽ của trẻ em

Trên thế giới nghiên cứu tranh vẽ của trẻ em đã có lịch sử khoảng ba thế kỉ, vấn đề này được xây dựng, tiếp cận trên cơ sở của 3 lí thuyết cơ bản: Lí thuyết “Mô hình cửa sổ thẩm mĩ”, lí thuyết “Mô hình gương tâm lí”, và lí thuyết “Mô hình tâm lí và nghệ thuật”. Từ 3 lí thuyết đã được xác định có thể giúp các nhà nghiên cứu tranh vẽ của trẻ em có cơ sở để phân tích, lập luận và giải thích về tranh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 82-86 TÌM HIỂU MỘT SỐ LÍ THUYẾT VỀ TRANH VẼ CỦA TRẺ EM Ngô Bá Công - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 30/11/2017; ngày sửa chữa: 01/12/2017; ngày duyệt đăng: 11/12/2017. Abstract: Studies on children’s paintings have been carried out in the world for almost three centuries. This issue is built and approached on three basic theories, namely “Aesthetic Window paradigm”, “Psychological mirror model”, and “Psychological and artistic models”. Based on these theories, researchers can give analysis, arguments and explanations of children’s paintings. Keywords: Paintings, children’s paintings, theory, model. 1. Mở đầu “Tranh vẽ của trẻ em” hay “tranh trẻ em vẽ” sẽ chỉ là một, song nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì chúng lại khác nhau, bởi vì vấn đề này đã xảy ra, gây ra nhiều sự tranh luận của những nhà nghiên cứu tới việc này. Ở Việt Nam khá lúng túng khi phải mang vấn đề tranh vẽ của trẻ em đem ra để bàn luận, điều này là đúng đối với cả những nhà nghiên cứu lí luận và phê bình mĩ thuật, còn đối với những nhà họa sĩ làm nghề thì còn mơ hồ hơn nhiều Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu mĩ thuật hay họa sĩ đã có bài báo viết về tranh vẽ của trẻ em nhưng chỉ mang tính chất “phong trào” thông qua các cuộc triển lãm tranh là chính, ngoại trừ một số bài viết có đề cập tới chất lượng chuyên môn, nhưng vẫn là yếu tố của người lớn “áp” vào vị trí của trẻ em. Có họa sĩ từng nói “tranh vẽ của trẻ em cần có đáp số”, câu nói này nói lên vấn đề tranh vẽ của trẻ em còn nhiều điều bí ẩn mà người lớn chưa chắc đã hiểu và cảm nhận được. Với những nhà nghiên cứu bên lĩnh vực tâm lí, sư phạm thì đã có nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn đề tranh vẽ của trẻ em và dường như vấn đề này không có gì là đặc biệt cả. Nhưng thực sự hiểu biết rõ được tranh trẻ em vẽ có từ đâu, có tính lịch sử không thì có lẽ không nhà nghiên cứu mĩ thuật nào quan tâm tới tranh vẽ của trẻ em ở Việt Nam dám tin vấn đề này đã có tính lịch sử. Trên thế .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.