tailieunhanh - Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương với biểu hiện giảm khối lượng xương do giảm canxi, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy, đặc biệt ở các vị trí cột sống, khớp háng, cổ tay. Tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới 8 -10 lần. Tại sao xương bị phá hủy? Xương của cơ thể người được ví như một cơ thể sống, trong đó tồn tại và cạnh tranh của hai loại tế bào là hủy cốt bào và tạo cốt bào. Các tế bào hủy cốt bào gắn lên. | Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương Bệnh loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương với biểu hiện giảm khối lượng xương do giảm canxi xương trở nên yếu giòn và dễ gãy đặc biệt ở các vị trí cột sống khớp háng cổ tay. Tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới 8 -10 lần. Tại sao xương bị phá hủy Xương của cơ thể người được ví như một cơ thể sống trong đó tồn tại và cạnh tranh của hai loại tế bào là hủy cốt bào và tạo cốt bào. Các tế bào hủy cốt bào gắn lên bề mặt xương và tiết ra các axít và các men gây phân hủy xương. Và kết quả là canxi từ xương sẽ được tống vào dòng máu để tham gia vào hoạt động của nhiều các chức năng sống quan trọng. Kết quả của quá trình đó là tạo nên các lỗ khuyết hốc và các tế bào hủy cốt bào bị chết. Các tế bào tạo cốt bào sẽ tập trung dồn vào các lỗ khuyết xương do hủy cốt bào tạo ra tạo nên chất nền từ một loại pro tein đặc biệt canxi từ máu sẽ được tóm bắt gắn vào chất nền và lấp đầy các lỗ khuyết xương - các lỗ khuyết được lấp đầy bởi chất xương mới. Ở những người khỏe mạnh hai quá trình hủy xương và tạo xương luôn ở trạng thái cân bằng. Khi bị loãng xương đột ngột tăng hoạt tính của các tế bào hủy cốt bào trong xương hình thành nhiều các điểm hủy xương và các tế bào tạo cốt bào không kịp sửa chữa lấp đầy các lỗ khuyết bằng chất xương mới. Xương bị mất nhiều canxi trở lên mỏng giòn và dễ gãy. Khi nào xương bị phá hủy Sau 30 tuổi dự trữ canxi trong xương bắt đầu giảm. Trong cơ thể phụ nữ hoạt tính của các tế bào hủy cốt bào kiểm soát estrogen-hormon sinh dục có nhiệm vụ theo dõi và duy trì hàm lượng canxi trong xương. Ở tuổi mãn kinh cơ thể ngừng tiết estrogen và các tế bào hủy cốt bào bắt đầu quá trình hủy xương không có sự kiểm soát. Quá trình hủy xương diễn ra trầm trọng ở 3 năm đầu của giai đoạn mãn kinh mỗi năm có thể mất khoảng 1kg khối lượng xương. 3 - 5 năm sau tốc độ mất xương giảm dần. Có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến quá trình hủy xương không thể hồi phục loãng xương ở tuổi trẻ như cơ thể gầy còm thân hình mảnh khảnh mật độ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN