tailieunhanh - Xây dựng CD “Bé vui học vần” hỗ trợ việc học vần cho học sinh khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm chức năng nghe, dẫn đến hậu quả là không thể, hoặc khó có thể hình thành ngôn ngữ, từ đó làm hạn chế khả năng giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính là hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở trường học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Thông qua môn Tiếng Việt, trẻ khiếm thính sẽ chiếm lĩnh được ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để giao tiếp, công cụ tư duy như mọi thành viên khác trong xã hội. | Xây dựng CD “Bé vui học vần” hỗ trợ việc học vần cho học sinh khiếm thính Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Đỗ Thị Hiền XÂY DỰNG CD “BÉ VUI HỌC VẦN” HỖ TRỢ VIỆC HỌC VẦN CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH Cao Thị Xuân Mỹ (i) Đỗ Thị Hiền (ii) 1. Mở đầu . Lí do chọn đề tài Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm chức năng nghe, dẫn đến hậu quả là không thể, hoặc khó có thể hình thành ngôn ngữ, từ đó làm hạn chế khả năng giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính là hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở trường học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Thông qua môn Tiếng Việt, trẻ khiếm thính sẽ chiếm lĩnh được ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để giao tiếp, công cụ tư duy như mọi thành viên khác trong xã hội. Trong quá trình đi thực tế, thực tập tại các trường hòa nhập và chuyên biệt dạy trẻ khiếm thính, tôi nhận thấy quá trình dạy phần Học vần môn Tiếng Việt là thử thách rất lớn đối với cả giáo viên lẫn học sinh. Để dạy tốt phần Học vần, yêu cầu người giáo viên cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, biết linh hoạt, sáng tạo, để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp với nhu cầu tâm- sinh lí và qui luật hình thành và phát triển tiếng nói của trẻ khiếm thính. Tuy nhiên, do những thiếu sót về kiến thức, thiếu những điều kiện cơ sở cần thiết, cũng như do trình độ của học sinh nên giáo viên gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học phần Học vần. Vì thế, hầu hết giáo viên trong các trường chuyên biệt dạy Học Vần cho trẻ khiếm thính gần như giống giảng dạy cho trẻ bình thường. Về phía học sinh, để học phần Học vần, cùng lúc các em phải đối mặt với rất nhiều khó khăn : Khó khăn do tật điếc gây ra, khó khăn do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp. Việc học vần vì thế trở nên thụ động, mang tính chất truyền thụ một chiều, không kích thích được tính tích cực (i) Người hướng dẫn,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN