tailieunhanh - Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Việt Nam: Suy ngẫm về những nguyên tắc cơ bản

Trên cơ sở nghiên cứu các phạm trù có liên quan như khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng và đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật về tư pháp hình sự (TPHS), bài viết đề cập đến việc phân tích nội dung khoa học của những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về TPHS trước yêu cầu sửa đổi Hiến pháp (SĐHP) của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 29, Số 3 (2013) 1-11 NGHIÊN CỨU Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Việt Nam: Suy ngẫm về những nguyên tắc cơ bản Lê Văn Cảm* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 5 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 5 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 5 năm 2013 Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu các phạm trù có liên quan như khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng và đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật về tư pháp hình sự (TPHS), bài viết đề cập đến việc phân tích nội dung khoa học của những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về TPHS trước yêu cầu sửa đổi Hiến pháp (SĐHP) của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) như: 1) Phù hợp với thông lệ quốc tế; 2) Công khai, dân chủ và minh bạch; 3) Kết hợp giữa khoa học và thực tiễn; 4) Hợp tác quốc tế; 5) Pháp chế. 1. Đề dẫn* luận điểm khoa học về những nguyên tắc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TPHS theo định hướng bảo vệ các quyền (BVCQ) con người có ý nghĩa nhận thức - khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trên ba bình diện chủ yếu dưới đây. Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” với tư cách là một văn kiện chính trị quan trọng đặt cơ sở cho các hoạt động về 1) tổng kết thực tiễn, 2) nghiên cứu lý luận và, 3) xây dựng các căn cứ pháp lý (soạn thảo các văn bản pháp luậtVBPL) đối với công cuộc cải cách tư phápCCTP (nói chung) và đổi mới hệ thống pháp luật về tư pháp hình sự-TPHS (nói niêng), đồng thời các Ban soạn thảo sửa đổi Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của đất nước cũng đã đang triển khai công việc. Vì vậy, trước yêu cầu SĐHP của giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu để làm sáng tỏ các . Về mặt lập pháp, từ trước đến nay trong hệ thống các VBPL của nước ta (kể cả trong Hiến pháp năm 1992 hiện hành) vẫn chưa hề có một quy phạm pháp luật (QPPL) nào của Nhà nước chính thức ghi nhận cơ chế kiểm soát quyền lực (KSQL) nhà nước bằng nhánh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN