tailieunhanh - Vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc giáo dục trẻ mầm non sáng tạo nghệ thuật

Để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm non, cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nó để khơi gợi ý tưởng và cung cấp nội dung cho sự sáng tạo nghệ thuật. Bài viết đề cập vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc giáo dục trẻ mầm non sáng tạo nghệ thuật. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 64-66; 63 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT Hoàng Thị Phương - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 27/11/2017; ngày sửa chữa: 29/11/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017. Abstract: Education of artistic creativity for preschool children through coordination between the activities of discovering surrounding environment and the artistic activities is the specific application of integrated educational standpoint in practice. In order to develop the creative abilities of preschool children, it is advised to pay more attention to aesthetic education in the process of organizing activities to discover the surrounding environment so that it maximizes the potential to elicit ideas and content for artistic creativity. The paper discusses the role of exploring the surrounding environment for education of artistic creativity for children. Keywords: Artistic creativity, exploration, surroundings. 1. Mở đầu 2. Nội dung nghiên cứu Một trong những nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non (MN) là phát triển sự sáng tạo ở trẻ trong các hoạt động nghệ thuật như: tạo hình, âm nhạc, văn học, Trong các hoạt động này, trẻ thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc, khả năng sáng tạo của mình thông qua các sản phẩm nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Trẻ MN thích mô tả các đối tượng và hiện tượng có ở môi trường xung quanh (MTXQ) như: các loại động vật, thực vật, hiện tượng thời tiết (nắng, mưa, ) trong các tác phẩm nghệ thuật. Các đối tượng này thu hút sự chú ý của trẻ bởi đặc điểm bên ngoài, hành vi, sự vận động, sự thay đổi của nó theo thời gian và dưới tác động của môi trường, của con người. Tuy nhiên, nguồn gốc của các xúc cảm, tri thức về đối tượng của trẻ lại tồn tại ở MTXQ. Do vậy, thiếu kiến thức về đối tượng, không những trẻ sẽ không có ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, mà sản phẩm tạo ra của trẻ sẽ thiếu “cái hồn”, sức sống của đối tượng miêu tả. Điều này dẫn đến

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN