tailieunhanh - Về tính biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ Khmer Nam Bộ thể hiện qua hình ảnh loài vật

Bài viết đã liệt kê, phân tích một số nghĩa biểu trưng thông qua hình ảnh một số con vật trong tục ngữ, thành ngữ Khmer Nam Bộ. Hiển nhiên, đó chưa phải là tất cả những trường biểu trưng trong kho tàng văn học dân gian, lại càng không phải đã bao quát hết tư liệu tục ngữ, thành ngữ Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này, với một số liệu đủ lớn, chúng tôi có thể lược quy thành các trường ý niệm, thể hiện cách tri nhận của người dân Khmer Nam Bộ, và có thể dùng hệ thống này để tiến hành đối sánh với tục ngữ, thành ngữ của các dân tộc khác, từ đó rút ra những nhận xét về tương đồng và dị biệt. | Về tính biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ Khmer Nam Bộ thể hiện qua hình ảnh loài vật Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Phạm Tiết Khánh VỀ TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ KHMER NAM BỘ THỂ HIỆN QUA HÌNH ẢNH LOÀI VẬT PHẠM TIẾT KHÁNH * 1. “Thế giới động vật gần gũi và gắn bó với con người từ thuở xa xưa. Vì vậy, các con vật - bắt đầu từ những tên gọi của nó đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên và ngày càng trở nên phong phú về mặt biểu hiện. Mỗi con vật (và kèm theo tên gọi của nó) thường gợi lên trong ý thức của người bản ngữ một sự liên tưởng nào đó, gắn liền với những đặc điểm, thuộc tính của con vật. Quá trình liên tưởng dẫn đến các nghĩa bóng, nghĩa chuyển thông qua các phương thức ẩn dụ, hoán dụ và cải dung. Đó là quá trình hình thành nghĩa biểu trưng [1, ]. Việc sử dụng thành tố động vật trong các kết cấu thành ngữ tục ngữ thể hiện nét độc đáo của nhân dân lao động, phản ánh tâm lí - văn hoá một dân tộc, góp phần tạo nên tính dị biệt trong cách diễn dạt bằng ngôn từ, trong cách tri nhận của mỗi dân tộc đối với hiện thực khách quan. Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, một trạng thái tình cảm giống nhau nhưng mỗi dân tộc sử dụng những yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt. Những yếu tố động vật này thể hiện nét ngữ nghĩa văn hoá của từng dân tộc và thường được gọi là thành tố văn hoá. Quả nhiên biểu trưng có quan hệ mật thiết đối với hiện thực, nó thể hiện cách cảm nhận của một cộng đồng dân tộc về hiện thực nói chung, điều đó giải thích tại sao giữa người Việt và người Khmer lại có những liên tưởng khác nhau về các con vật. Cũng như một số dân tộc khác, trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ của mình, người Khmer Nam Bộ, có một số lượng khá lớn những thành ngữ có tên gọi động vật. Đó là một hiện tượng lí thú và không thể không nghiên cứu khi tìm hiểu tư duy ngôn ngữ của người Khmer về phương diện quan niệm và .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.