tailieunhanh - Tư duy tiểu thuyết và cái nhìn về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

M. Bakhtin đặc biệt đề cao vai trò của tiểu thuyết, coi tiểu thuyết là nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới. Trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1986, tiểu thuyết như một yếu tố siêu thể loại, tác động sâu sắc đến hầu hết các thể loại khác, đặc biệt là truyện ngắn. Bài viết đề cập đến một tố chất hết sức độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó chính là tư duy tiểu thuyết. Sự tiểu thuyết hoá đã đem đến những phẩm chất mới cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp : bằng một dung lượng nhỏ, tác phẩm lại có khả năng mở ra nhiều chiều kích mới trong nhìn nhận và phản ánh về con người. Chính nhờ vậy, cái nhìn về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở nên đa sắc, đa diện; phức tạp hơn nhưng gần gũi, đầy đặn hơn. | Tư duy tiểu thuyết và cái nhìn về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 11 năm 2007 TƯ DUY TIỂU THUYẾT VÀ CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP * TRẦN VIẾT THIỆN Quan niệm nghệ thuật về con người luôn được coi là thước đo sự tiến bộ của văn học. Nhiều nhà nghiên cứu chia xẻ về quan niệm con người đa chiều, đa kích thước trong văn học sau 1986. Thanh Thảo qua hình tượng khối vuông rubích từng nhận xét : “Người ta nhìn trái đất từ nhiều hướng và trái đất chưa bao giờ được khám phá hết. Người ta đã thăm dò con người bằng vô số cách, mà con người vẫn là một bí mật. N ếu các thế kỉ trước người ta chủ yếu tái hiện, đánh giá con người theo các biểu hiện tư tưởng đạo đức của nó, thì ngày nay văn học đã mở rộng tư duy sang các bình diện của tồn tại con người như thời gian, môi trường và cả năng lực ý thức của nó trước thế giới”. Cuộc sống đã đổi thay, đòi hỏi văn học phải trả lại cho sự vật và con người những kích thước vốn có của nó. Sự thay đổi trong cấu trúc văn xuôi cho thấy những biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Văn xuôi trở về với con người cá nhân, nhưng “ở trên một trình độ mới với một điểm xuất phát mới cao hơn, chất lượng hơn” [1, ]. Tư duy nghệ thuật dường như đi giáp một đường trôn ốc trên con đường nhận thức thể hiện con người. Nếu văn học trước 1945 cực đoan về con người cá nhân, văn học 30 năm chiến tranh thiên về con người cộng đồng thì văn học sau 1986 đã giải quyết được bài toán khó trong quan niệm nghệ thuật về con người. Có một mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa con người và hiện thực cuộc sống. Mỗi khi nghĩ về con người trong văn xuôi giai đoạn này người viết lại liên tưởng đến hình tượng người trung đội trưởng trung đội K, nhận vật đầy hàm nghĩa trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Đó không phải là một thánh nhân, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.