tailieunhanh - Lãnh đạo bằng chuyên đề - Một kiểu mô hình gắn nhà trường sư phạm với thực tiễn giáo dục, đào tạo người làm nghề dạy học
Bài viết trình bày hứng khởi với hướng chuyển động lớn mạnh của nhà trường trong giai đoạn mới, lãnh đạo các trường trong đó có trường ĐHSP trọng điểm Hà Nội và ĐHSP trọng điểm một ý tưởng nhằm góp phần thực hiện mục đích xây dựng trường trở thành một Trung tâm đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho các bậc học và nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến, với ý tưởng “Lãnh đạo bằng chuyên đề – Một kiểu mô hình gắn nhà trường sư phạm với thực tiễn giáo dục, đào tạo người làm nghề dạy học”, được thể hiện bằng các chuyên đề (xem sơ đồ tổng quát ở cuối bài viết này) trên từng lĩnh vực của nhà trường. | Lãnh đạo bằng chuyên đề - Một kiểu mô hình gắn nhà trường sư phạm với thực tiễn giáo dục, đào tạo người làm nghề dạy học Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 LÃNH ĐẠO BẰNG CHUYÊN ĐỀ MỘT KIỂU MÔ HÌNH GẮN NHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM VỚI THỰC TIỄN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGƯỜI LÀM NGHỀ DẠY HỌC ĐÀO TRỌNG HÙNG* Để đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nhà nước ta có cả một hệ thống các trường Sư phạm với nhiều loại hình từ Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) đến Đại học Sư phạm (ĐHSP), trong đó có các trường ĐHSP trọng điểm được đầu tư mới và được giao trách nhiệm đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn để phục vụ kịp thời sự phát triển của các bậc học từ ngành học mầm non đến hệ thống trung học 2 cấp và đào tạo đại học, sau đại học. Hứng khởi với hướng chuyển động lớn mạnh của nhà trường trong giai đoạn mới, tôi đề xuất với lãnh đạo các trường trong đó có trường ĐHSP trọng điểm Hà Nội và ĐHSP trọng điểm một ý tưởng nhằm góp phần thực hiện mục đích xây dựng trường trở thành một Trung tâm đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho các bậc học và nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến, với ý tưởng “Lãnh đạo bằng chuyên đề – Một kiểu mô hình gắn nhà trường sư phạm với thực tiễn giáo dục, đào tạo người làm nghề dạy học”, được thể hiện bằng các chuyên đề (xem sơ đồ tổng quát ở cuối bài viết này) trên từng lĩnh vực của nhà trường: 1. Chuyên đề thứ nhất : “Cải cách chứ không chỉ là đổi mới quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên” Để chuyên đề này đạt được chiều sâu và hiệu quả, rất cần thiết thực hiện một cuộc tổng điều tra rà soát lại số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo lực lượng giáo viên đã tốt nghiệp ra trường đang thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học ở các trường THPT. Vì lợi ích đối với quá trình đào tạo tiếp tục các khoá sau này, chuyên đề này nên đi sâu vào .
đang nạp các trang xem trước