tailieunhanh - Giải mã tâm cảm của Gia Bảo Ngọc đối với cõi mộng trong Hồng Lâu Mộng
Hồng lâu mộng – Thạch đầu kí (Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc) đã ra đời cách đây hơn hai trăm năm, là đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và là kiệt tác của văn học thế giới. Tác phẩm là tập hợp những giấc mơ của con người, đặc biệt là Giả Bảo Ngọc, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Thế giới trong mộng của nhân vật này, bên cạnh thế giới thực, luôn giành cho những người con gái tài hoa song bạc mệnh. Qua đó, tác phẩm với những giấc mơ đã thể hiện được một niềm tin trong trẻo và thuần khiết của nhân vật này. | Giải mã tâm cảm của Gia Bảo Ngọc đối với cõi mộng trong Hồng Lâu Mộng Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Phaïm Vuõ Lan Höông GIẢI MÃ TÂM CẢM CỦA GIẢ BẢO NGỌC ĐỐI VỚI CÕI MỘNG TRONG HỒNG LÂU MỘNG PHẠM VŨ LAN HƯƠNG* Đặt vấn đề Hồng lâu mộng – giấc mộng lầu hồng – tên của tác phẩm sau nhiều lần thay đổi, đã thâu tóm được nội dung và tư tưởng mà tác giả thể hiện. Có thể nói yếu tố mộng, yếu tố xuyên suốt trong danh tác này, đã góp phần tạo ra một thiên cổ kì thư có vị trí xứng đáng trên văn đàn. Mộng trong bộ tiểu thuyết trường thiên vĩ đại này không chỉ được hiểu là những khát vọng, những ao ước mà con người mong muốn song không bao giờ được như ý, mà còn là sự tồn tại của những ảo giác có tính chất xoa dịu, là một chỗ dựa để các nhân vật bấu víu. Hơn thế, mộng còn là một hiện tượng tâm lí khi ngủ, là thế giới của những giấc mơ, thế giới mà con người sống bằng hình thức phân thân [3]. Đó còn là một thế giới vô hình, một thế giới tâm linh bàng bạc, thế giới của cái kì ảo. Tất cả những yếu tố kể trên của khái niệm mộng đan cài vào nhau, quyện nhau tạo nên một sắc thái riêng độc đáo của danh tác. Và đó còn là sự gặp gỡ của hai con người, một Tào Tuyết Cần “sống trong phồn hoa, chết trong luân lạc” và Cao Ngạc, một tiến sĩ tài hoa. Tác giả đã sử dụng những “biến thể” của mộng như những giấc mơ, thế giới kì ảo của chiều sâu tâm linh để lý giải và tái hiện cuộc đời của những số phận vốn đã mang nhiều oan nghiệt. Đó là sự sáng tạo nhân vật trong Hồng lâu mộng vì : “mỗi con người một diện mạo, sự phong phú về nội hàm tính cách, sự phơi bày đời sống tâm linh” [2]. Con người trong tác phẩm, đặc biệt là Giả Bảo Ngọc là con người đi về trong cõi mộng – thực, ít nhiều đã thể hiện được những tư tưởng sâu xa của các tác giả. * Trường Đại học Đà Lạt 141 Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 Tâm cảm của Bảo Ngọc đối với cõi mộng Giả Bảo Ngọc là đứa con cưng được tác giả dày công chăm chút. Cuộc sống của chàng là .
đang nạp các trang xem trước