tailieunhanh - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng hệ trong phân tích diễn ngôn phê phán
Ngoài chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn giúp chuyển tải thông điệp liên quan đến hệ tư tưởng – thông tin xã hội và chính trị – của một cộng đồng văn hoá từ một góc độ nào đó. Vì thế, cần thiết phải khai thác và chuyển tải các loại nghĩa này đến người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng để nâng cao nhận thức ngôn ngữ và (liên) văn hoá. | Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng hệ trong phân tích diễn ngôn phê phán Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 11 năm 2007 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG HỆ TRONG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN NGUYỄN THANH TÙNG * 1. Dẫn nhập Từ trước đến nay việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể qui về hai mô hình chính : ngôn ngữ như một hệ thống độc lập và ngôn ngữ gắn với hiện thực xã hội. Mô hình thứ nhất thường được gắn với Ferdinand de Saussure và mô hình thứ hai thường được liên tưởng tới Malinowski với hai loại văn cảnh : văn cảnh tình huống và văn hoá. Để tiếp cận những thông điệp liên quan đến thông tin xã hội – chính trị gắn với hai loại văn cảnh này trong văn bản, người ta thường tìm đến các nhà phân tích văn bản, diễn ngôn, và đặc biệt là diễn ngôn phê phán. Các nhà nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu nội dung văn bản mà nghiên cứu hình thái của chúng và xem xét kiến thức giả định hoặc bỏ qua. Những nội dung này phát triển rất mạnh mẽ trong những thập niên vừa qua và là chủ đề có lượng tài liệu rất lớn. Từ những kiến thức trình bày trên, bày viết này lập luận rằng trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng việc khai thác những kiến thức gắn với văn hoá – xã hội được tác giả lồng ghép vào trong văn bản là cần thiết, ngoài kiến thức về hệ thống ngôn ngữ, như ngữ âm, từ vựng, và ngữ pháp. Nói cách khác, khi tạo một văn bản, tác giả thường tưởng tượng ra một loại người đọc nào đó và đặt người đọc trong một bối cảnh nào đó mà tác giả cho là đúng, là tốt, là đẹp, xã hội nên được tổ chức như thế này, và những người như “chúng ta” nên hành xử như thế này. Người tạo ra văn bản là người có quyền gắn tư tưởng hệ cho những gì mình viết ra. * TS, Trường ĐHSP . 3 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Nguyễn Thanh Tùng 2. Khung lí thuyết Như đã trình
đang nạp các trang xem trước