tailieunhanh - Cấu trúc năng lực thực hành sinh học của học sinh chuyên sinh
Trong bài báo này, chúng tôi đã phân tích tầm quan trọng của năng lực thực hành, đưa ra các căn cứ để xây dựng cấu trúc năng lực thực hành và năng lực thực hành Sinh học. Việc xác định cấu trúc năng lực thực hành của học sinh chuyên Sinh với các nhóm kĩ năng thành phần được mô tả sẽ là cơ sở khoa học cho việc rèn luyện, đánh giá và phát triển năng lực này trong quá trình dạy học Sinh học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 153-158 This paper is available online at DOI: CẤU TRÚC NĂNG LỰC THỰC HÀNH SINH HỌC CỦA HỌC SINH CHUYÊN SINH Nguyễn Thị Linh1 và Lê Đình Trung2 1 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong dạy học các môn khoa học tự nhiên, năng lực người học được rèn luyện và thể hiện rõ rệt thông qua việc tiến hành các hoạt động thực hành. Học sinh chuyên Sinh là đối tượng có đặc điểm và điều kiện phù hợp đối với nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi đã phân tích tầm quan trọng của năng lực thực hành, đưa ra các căn cứ để xây dựng cấu trúc năng lực thực hành và năng lực thực hành Sinh học. Việc xác định cấu trúc năng lực thực hành của học sinh chuyên Sinh với các nhóm kĩ năng thành phần được mô tả sẽ là cơ sở khoa học cho việc rèn luyện, đánh giá và phát triển năng lực này trong quá trình dạy học Sinh học. Từ khóa: Năng lực, thực hành, cấu trúc năng lực, năng lực thực hành, kĩ năng thực hành Sinh học. 1. Mở đầu Hoạt động thực hành là một trong các hoạt động trung tâm trong tiến trình dạy học, đặc biệt là dạy học Sinh học. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới tầm quan trọng của thực hành trong dạy học. Trong tác phẩm Phát triển tư duy học sinh M. Alecxêep (1976) đã đề cập tới vai trò của các phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến ý nghĩa của phương pháp thực hành là giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức đã học, qua đó tiếp thu, nâng cao và tăng cường khả năng việc vận dụng vào thực tiễn [1]. Tác giả Rorbert J. Mazano (2011) trong tác phẩm Nghệ thuật và khoa học dạy học đã khẳng định muốn phát triển kiến thức phải trải qua các khâu cơ bản của thực hành [2]. Hàng loạt các công trình nghiên cứu sau đó của Rorbert, Pickering, Jane cũng đề cập đến bản chất và giá trị lâu bền đối với thực hành trong dạy học [3]. Nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết và thực nghiệm đã tiến hành
đang nạp các trang xem trước