tailieunhanh - Khảo sát phóng xạ nền tại khu dân cư sống trên vùng sa khoáng Ilmenhite Tân Long, Lagi, Bình Thuận
Vùng sa khoáng ilmenite Tân Long, nằm trong dải sa khoáng LaGi, tỉnh Bình Thuận. Sau năm 2000, một xóm dân cư đã được hình thành. Để đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ nền trong sa khoáng lên sức khỏe người dân, các mẫu cát sa khoáng đã được thu thập và phân tích phóng xạ tự nhiên tại Trung tâm hạt nhân Tp Hồ Chí Minh. Suất liều trung bình hàng năm Dannual, chỉ số nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài Hex và hoạt độ Radi tương đương Raeq đã được tính toán từ các giá trị hoạt độ phóng xạ tự nhiên. Các kết quả cho thấy, tại một vài vị trí, các giá trị trên đã vượt hơn giá trị trung bình trên thế giới và giá trị trung bình tại vùng Nam bộ Việt Nam. | Khảo sát phóng xạ nền tại khu dân cư sống trên vùng sa khoáng Ilmenhite Tân Long, Lagi, Bình Thuận Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 12 năm 2007 KHẢO SÁT PHÓNG XẠ NỀN TẠI KHU DÂN CƯ SỐNG TRÊN VÙNG SA KHOÁNG ILMENHITE TÂN LONG, LAGI, BÌNH THUẬN Phạm Thị Kim Loan*, Thái Khắc Định† 1. Mở đầu Mức phông phóng xạ trên trái đất được hình thành từ các nguồn thuộc vỏ trái đất như 40K, 232Th, 238U, 226Ra và các tia vũ trụ hay bụi phóng xạ. Mức phông thường gần như không đổi trên phạm vi toàn thế giới và nằm trong khoảng 0,08 - 0,15 µGy/h [1]. Nhưng cũng có những vùng, mức phông phóng xạ tự nhiên cao bất bình thường được gọi vùng dị thường phóng xạ. Các vùng này đã được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, [7], [11], [9], [2]. Ở Việt Nam, các vùng như vậy nằm dọc bờ biển Nam Định, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu. Vùng dị thường phóng xạ do các khoáng vật chứa phóng xạ, chủ yếu là monazite đôi khi đi kèm với ilmenite và được lắng tụ tạo nên cát có màu đen đặc trưng. Các nhân phóng xạ chính trong monazite là 232Th, 238U và dĩ nhiên 226Ra. Sa khoáng tại vùng Hàm Tân, Bình Thuận có suất liều trung bình cao nhất vào khoảng 0,2 mrad/h nhỏ thua 25 lần sa khoáng tại Brazil và Ấn Độ. Thành phần khoáng vật chứa xạ của sa khoáng Hàm Tân chủ yếu là zircon và rutile, không phải là monazit [4]. Vùng dị thường phóng xạ Hàm Tân đã được khảo sát tương đối chi tiết trong các công trình nghiên cứu của Trần Văn Luyến, Ngô Quang Huy, Mai Văn Nhơn [4], [5]. Những khảo sát này chủ yếu trên vùng chưa có dân cư và đang khai thác titan. Sau năm 2000, nhiều nhóm dân cư từ miền Trung chủ yếu sống bằng ngư nghiệp đã vào định cư tại xóm mới Tân Long - Lagi trên vùng sa khoáng ilmenite dọc bờ biển, sát xã Tân Bình, chủ yếu là nhà cấp IV bằng ván và lợp tôn. Báo cáo này trình bày tình trạng phóng xạ tự nhiên tại vùng dân cư mới này. Phương pháp thực nghiệm là xạ trình đường bộ và lấy mẫu
đang nạp các trang xem trước