tailieunhanh - Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát
Bài viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 120-129 This paper is available online at DOI: TÍCH HỢP YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ ÂM NHẠC VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC THÔNG QUA NGUỒN TƯ LIỆU BÀI HÁT Đỗ Việt Hùng1, Nguyễn Thị Ngân Hoa2 và Đỗ Phương Thảo3 1,2 3 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc sử dụng nguồn tư liệu là âm nhạc và các bài hát vào việc dạy học ngôn ngữ đã được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng yếu tố văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. Kết quả cho thấy việc đưa bài hát vào trong lớp học tiếng Việt đã mang lại hiệu quả là tăng cường động cơ học tập và giúp học sinh được trải nghiệm trong một môi trường ngôn ngữ - văn hóa thực sự. Từ khóa: Văn hóa, tiếng Việt, ngôn ngữ thứ hai, dân tộc thiểu số, bài hát. 1. Mở đầu . Văn hóa là một khái niệm quan trọng trong giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Một thực tế mà nhiều người thừa nhận là việc thiếu hiểu biết kiến thức văn hóa trong môi trường giáo dục đa văn hóa, môi trường song ngữ thường dẫn tới việc “sốc văn hóa” và sử dụng những chiến lược giao tiếp không phù hợp, ngay cả với những người nắm vững ngữ pháp và có vốn từ vựng tương đối. Chính vì thế, trong những năm qua, việc đưa những tri thức nền về văn hóa vào trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ trên thế giới nói chung và .
đang nạp các trang xem trước