tailieunhanh - Nghiên cứu hấp phụ Mn(II) trong nước bằng vật liệu graphene bùn đỏ

Bài viết nghiên cứu việc thực hiện loại bỏ mangan trong nước sử dụng vật liệu hấp phụ graphene/bùn đỏ (GR). Khả năng hấp phụ Mn(II) của vật liệu GR được khảo sát bằng phương pháp hấp phụ tĩnh. Ảnh hưởng của các điều kiện như pH (2-12), thời gian (30-180 phút) và nồng độ ban đầu của Mn(II) (5, 10, 15, 25, 50, 75, 100 và 150 mg/L) đã được khảo sát. | Nguyễn Thị Khánh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 49 - 54 NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ Mn(II) TRONG NƯỚC BẰNG VẬT LIỆU GRAPHENE/BÙN ĐỎ Nguyễn Thị Khánh Vân1, Hà Xuân Linh2,*, Trần Thị Hương3, Nguyễn Ánh Tuyết4, Hà Xuân Sơn4,*, Đặng Văn Thành4, Nguyễn Nhật Huy5 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên, Văn phòng Đại học Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên, 3 Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 4 Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên, 5Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM 2 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ mangan trong nước sử dụng vật liệu hấp phụ graphene/bùn đỏ (GR). Khả năng hấp phụ Mn(II) của vật liệu GR được khảo sát bằng phương pháp hấp phụ tĩnh. Ảnh hưởng của các điều kiện như pH (2-12), thời gian (30-180 phút) và nồng độ ban đầu của Mn(II) (5, 10, 15, 25, 50, 75, 100 và 150 mg/L) đã được khảo sát. Kết quả tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ Mn(II) thời gian đạt cân bằng hấp phụ 120 phút và pH 10. Quá trình hấp phụ Mn(II) phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và dung lượng hấp phụ cực đại đã được xác định là 33,67 mg/g và theo thực nghiệm là 33,12 mg/g. Kết quả hấp phụ Mn(II) trong nước ngầm, nồng độ của Mn(II) giảm từ 8,47 mg/L xuống 0,91 mg/L đạt hiệu suất 89,25%. Kết quả thu được hứa hẹn cho việc sử dụng các vật liệu GR để loại bỏ Mn(II) và các kim loại nặng ra khỏi môi trường nước cũng như việc mở rộng ứng dụng cho xử lý nước thải. Từ khóa: Hấp phụ, graphene, Mn(II), bùn đỏ MỞ ĐẦU* Mangan là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng hàng thứ 3 trong các kim loại chuyển tiếp. Nếu ở hàm lượng nhỏ dưới 0,1 mg/L thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng Mn cao từ 1-5 mg/L sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể như giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc Mn lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.