tailieunhanh - Vấn đề giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường phổ thông

Từ việc tìm hiểu thực trạng, những vấn đề đặt ra khi dạy học văn học địa phương và trên cơ sở chương trình địa phương và văn học địa phương trong định hướng chương trình sách giáo khoa mới, bài viết đã đề xuất những cách thức giảng dạy văn học địa phương ở trường phổ thông, đó là: Thiết kế bài giảng theo chủ đề, dạy tích hợp, liên môn, Cho học sinh tiếp nhận văn học địa phương qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 83-92 This paper is available online at DOI: VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Lê Trà My1 và Đỗ Thị Bích Thủy2 1 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Xã hội và Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt. Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục và môn Ngữ văn, văn học địa phương đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Từ việc tìm hiểu trực trạng, những vấn đề đặt ra khi dạy học văn học địa phương và trên cơ sở chương trình địa phương và văn học địa phương trong định hướng chương trình sách giáo khoa mới, bài viết đã đề xuất những cách thức giảng dạy văn học địa phương ở trường phổ thông, đó là: Thiết kế bài giảng theo chủ đề; Dạy tích hợp, liên môn; Cho học sinh tiếp nhận văn học địa phương qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Từ khóa: Văn học địa phương, giảng dạy văn học địa phương, giáo dục phổ thông 1. Mở đầu Trong dòng chảy của văn học nói chung, văn học địa phương (VHĐP) giữ một vai trò hết sức quan trọng. Với “những nét kết tinh nhất, như là đặc trưng bền vững của con người và cuộc sống xứ sở qua nhiều thời đại” [3;tr72], văn học địa phương giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử và con người nơi mình đang sinh sống; khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương, xứ sở. Từ đó, mỗi cá nhân biết giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc tốt đẹp của địa phương, bồi đắp bề dày văn hóa dân tộc. Từ tầm quan trọng của văn học địa phương, môn Ngữ văn của chương trình Trung học cơ sở (THCS) đã triển khai một số tiết giới thiệu nội dung địa phương. Điều này giúp học sinh gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn – “những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống”; đồng thời giúp học sinh “hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN