tailieunhanh - Giáo trình Luật thương mại (Tập I): Phần 2
Giáo trình Luật thương mại (Tập I): Phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung pháp luật về hợp tác xã, khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, quản lý nhà nước về giá, quản lí nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tố tụng cạnh tranh,. . | CHUƠNG V PHÁP LUẬT VỂ HỢP TÁC XÃ I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP TÁC XÃ 1. Khái niệm hợp tác xã Hợp tác xã là hình thức kinh tế tập thể của những người lao động tự nguyện lập lên trên cơ sở góp vốn, góp sức lao động để cùng tham gia hoạt động, sản xuất kinh doanh. Hình thức này đã phát huv mọi tiềm năng về vật chất cũng như sức lao động của người lao động trong quá trình sản xuất. Hợp tác xã đầu tiên xuất hiện ở Vương quốc Anh cách đây đã gần 2 thế kỉ, cho đến nav hợp tác xã vẫn tiếp tục phát triển và khang định được vai trò, ưu thế đặc biệt của mình. Ở Việt Nam, với nền kinh tế nông nghiệp là phổ biến và vần còn ở trình độ thấp, sức lao động dồi dào trong khi nguồn vốn còn nhiều hạn hẹp thì hình thức hợp tác xã thực sự trở thành một trong các phương pháp tối ưu. Những tư tưởng cơ bản về hợp tác xã đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận từ rất sớm trong tác phẩm “Đường cách mệnh”. Ngay sau khi nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, hợp tác xã đã bắt đầu được xây dựng và phát triển. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường dịnh hướn? XHCN. tồn tại nhiều 229 hình thức tổ chức sàn xuất khác nhau nhưng hợp tác xã vẫn thực sự đóng vai trò to lớn khổng thể thiếu. Theo số liệu báo cáo tổng kết tình hình hợp tác xã tính đến 31/6/2002, tổng sô' hợp tác xã là 10311, chiếm gần 10% GDP. Như vậy, hợp tác xã không những khẳng định được vai trò của mình trong đòi sống kinh tế - xã hội mà còn khảng định được xu thế phát triển trong tiến trình phát triển kinh tế nói chung. Nhận thức được vai trò to lớn của hợp tác xã cho nên ngay từ khi ra đòi nước Việt Nam đân chủ cộng hoà, Nhà nước ta đã ghi nhận trong các văn bản pháp lí khác nhau về hình thức kinh tế này. Hiện nay, để thực hịện chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng, việc phát triển kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác đã trở thành đòi hỏi bức xúc và là quá trình phát triển tất yếu khách quan. Đại hội Dí của Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế, trong đó
đang nạp các trang xem trước