tailieunhanh - Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 trong lòng công chúng Nam Bộ
Vị trí của các tác phẩm Hồ Biểu Chánh của được khẳng định trong lĩnh vực này của giáo dục. Họ đang được dạy ở trường trung học, cao đẳng và các trường đại học. Họ cũng đã trở thành chủ đề nghiên cứu cho Thạc sĩ và Tiến sĩ bằng cấp trong lĩnh vực văn học. Hồ Thiệu cũng tồn tại, dù ở im lặng, trong đời sống văn học Việt Nam thế kỷ 21. | Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau 1932 trong lòng công chúng Nam Bộ Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Nguyeãn Thị Thanh Bình TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH SAU 1932 TRONG LÒNG CÔNG CHÚNG NAM BỘ NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * Quá trình hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi Tiếng Việt ở Nam Bộ diễn ra trong một khoảng thời gian không dài nhưng có sự góp mặt của nhiều nhà văn như Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Tân Dân Tử, và tiêu biểu nhất là Hồ Biểu Chánh. Nhìn chung, những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong lĩnh vực tiểu thuyết ở giai đoạn 1912 – 1932 đã được nhìn nhận và đánh giá một cách khá đầy đủ và khách quan. Riêng giai đoạn sau 1932, giai đoạn ra đời đến 2/3 trong tổng số những tiểu thuyết của ông, thì ảnh hưởng của Hồ Biểu Chánh đối với công chúng Nam Bộ ra sao ? Các bộ phận công chúng ở đây đón nhận tiểu thuyết của ông như thế nào có còn hào hứng như trước ? Rõ ràng, ở giai đoạn sau, kĩ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không có nhiều thay đổi đáng kể, ông thực sự ít có đóng góp mới cho lĩnh vực cách tân thể loại tiểu thuyết. Tuy vậy, tác phẩm của ông vẫn được công chúng Nam Bộ nhiệt tình đón nhận, đặc biệt là công chúng bình dân. Từ 1954 đến 1958, ở Nam Bộ người ta đã cho in lại khá nhiều tác phẩm được sáng tác vào giai đoạn trước của Hồ Biểu Chánh bên cạnh việc vẫn tiếp tục xuất bản những tác phẩm mới. Đặc biệt, chỉ trong vòng hai năm cuối đời, Hồ Biểu Chánh đã viết được 12 cuốn tiểu thuyết (kể cả cuốn đang viết dở). Để có được sức sáng tác đáng nể như vậy, ắt hẳn ông đã được tiếp sức không ít bởi sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Bởi lẽ dù ông là người có tâm huyết, nhiệt tình với sự nghiệp sáng tác của mình tới đâu chăng nữa thì quy luật khắt khe của một nền kinh tế thị trường vào thời đó cũng không cho phép ông in ra những ấn phẩm mà độc giả không đón nhận. Tuy trong những ấn phẩm này không thấy ghi lại số lượng quyển được in và xuất bản nhưng chúng ta vẫn
đang nạp các trang xem trước