tailieunhanh - Chênh lệch thu nhập theo giới tính: Lý thuyết và thực trạng tại Việt Nam

Bài viết nhằm phân tích các nghiên cứu về chênh lệch thu nhập theo giới tính và tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch, bao gồm yếu tố trình độ giáo dục, kỹ năng hay đặc điểm giới tính, địa điểm khảo sát. | Nguyễn Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 93 - 98 CHÊNH LỆCH THU NHẬP THEO GIỚI TÍNH: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Ngân Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết nhằm phân tích các nghiên cứu về chênh lệch thu nhập theo giới tính và tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch, bao gồm yếu tố trình độ giáo dục, kỹ năng hay đặc điểm giới tính, địa điểm khảo sát. Thực trạng bất bình đẳng giới nói chung và chênh lệch thu nhập theo giới tính nói riêng ở Việt Nam cho thấy đã có sự cải thiện tích cực đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự khác biệt thu nhập theo giới tính giữa các ngành kinh tế và vùng miền. Từ khóa: Chênh lệch thu nhập, giới tính, bất bình đẳng, yếu tố tác động, Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ* Chênh lệch thu nhập theo giới tính là một trong những khía cạnh quan trọng của bất bình đẳng giới trong thị trường lao động ở tất cả các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát Có nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ nữ giới bị trả lương thấp hơn nam giới, dẫn tới sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập, thậm chí đối với cùng một loại công việc. Theo Báo cáo Tổ chức Lao động Quốc tế, mức lương của nữ giới chỉ được trả tương ứng 70% đến 90% so với mức lương của nam giới. Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn ở một số quốc gia châu Á và châu Mỹ - Latinh. Trong khi đó, có tới 80% nam giới ở khu vực Nam Á đang làm việc hoặc tìm việc thì tỷ lệ này ở nữ giới chỉ đạt 32% [1]. Điều này cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ cũng thấp hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập đã thu hút được sự chú ý của các nghiên cứu gần đây. Hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng chênh lệch thu nhập theo giới tính trên phạm vi cả nước [2], [3] hoặc tại một địa phương cụ thể [4]. Mặc dù có 59,24% dân số đã tham gia vào thị trường lao động nhưng vẫn tồn tại sự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.