tailieunhanh - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập I): Phần 2
Nối tiếp phần 1 của giáo trình"Luật hình sự Việt Nam" phần 2 tiếp tục trình bày những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, trách nhiệm hình sự và hình phạt, hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt, tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng của con người, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. . | CHƯƠNG XI NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI I. KHAI NIỆM Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. Người (có đủ điều kiện chù thể của tội phạm) thực hiện hành vi đã được mô tả là tội phạm tại điều luật cụ thể của BLHS bị coi là người phạm tội và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đó. Khi thực hiện hành vi được mô tả trong BLHS, người thực hiện có thể bị những động cơ khác nhau thúc đẩy. Tính chất khác nhau của những động cơ này có ảnh hưởng khác nhau đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện - có thể làm tăríg hoặc có thể là n giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đặc biệt, có trường hợp vì gắn với động cơ nhất định mà hành vi đã thực hiện trờ thành hành vi cần thiết cho xã hội và do vậy cần được pháp luật cho phép. Từ thực tế đỏ, pháp luật hình sự Việt Nam cũng như pháp luật hình sự của các quốc gia khác cộ chế định trong đó xác định những trường hợp được phép hay nói cách khác chế định này xác định nhừng căn cứ cho phép công dân (có tính ngoại lệ) được jjụrc hiện hành vi mà trong trường hợp bình thường, 199 hành vi này bị coi là tội phạm. Hành vi đã thực hiện do được pháp luật cho phép nên không bị coi là tội phạm và vấn đề TNHS không được đặt ra. Những căn cứ cho phép công dân được thực hiện các loại hành vi (có tính ngoại lệ) nói trên có tên gọi không giống nhau trong luật hình sự cũng như trong nghiên cứu ở các quốc gia. Bộ luật hình sự Việt Nam không có tên gọi chung cho rựipm căn cứ này mà chỉ có tên gọi cho từng căn cứ. Tuy nhiên, trong sách báo pháp lí Việt Nam, nhóm cấn cứ này từ trước đến nay thường được gọi là “Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Bên cạnh đó cũng có tài liệu sử dụng các tên gọi khác. Ví dụ: Giáo trình luật hình sự Phần chung của Khoa luật Đạĩ học quốc gia Hà Nội gọi đây là các tình tiết loại trừ TNHS; còn trong cuốn “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, táẹ giả gọi đây là các căn cứ hợp pháp .
đang nạp các trang xem trước