tailieunhanh - Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản thời Cổ - Trung đại
Phật giáo ra đời từ thế kỉ VI TCN tại Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, Phật giáo được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Phật giáo không trực tiếp đến Nhật Bản từ Ấn Độ mà du nhập vào quốc gia này từ Triều Tiên và Trung Quốc. Bài viết này trình bày về sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trong thời Cổ - Trung đại trong đó tập trung làm rõ hai nội dung chính là con đường du nhập và cách thức du nhập. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 140-145 This paper is available online at DOI: SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI Trần Nam Trung Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phật giáo ra đời từ thế kỉ VI TCN tại Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, Phật giáo được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Phật giáo không trực tiếp đến Nhật Bản từ Ấn Độ mà du nhập vào quốc gia này từ Triều Tiên và Trung Quốc. Bài viết này trình bày về sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản trong thời Cổ - Trung đại trong đó tập trung làm rõ hai nội dung chính là con đường du nhập và cách thức du nhập. Từ khóa: Phật giáo Nhật Bản, lịch sử Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Cổ - trung đại. 1. Mở đầu Lịch sử Nhật Bản nói chung, lịch sử Phật giáo nhật Bản nói riêng từ lâu là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có thể kể tên hàng loạt các nhà nghiên cứu trong vấn đề này: Suzuki với Zen and Japanese culture (Thiền tông và văn hoá Nhật Bản), xuất bản năm 1959 bởi Princeton University Press; Ishida Kazuyoshi với công trình Nhật Bản tư tưởng sử, bản dịch tiếng Việt của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, xuất bản năm 1963 tại Sài Gòn; Thiền sư Thích Thiên Ân với công trình Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm 1965 tại Sài Gòn; Sansom với Lược sử văn hoá Nhật Bản gồm 2 tập, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1989, 1990; George Sansom với Lịch sử Nhật Bản, 3 tập, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1994 và 1995; Kitagawa với công trình Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, (2002); Giác Dũng với công trình Lịch sử Phật giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2002; Murakami Shigeyoshi với tác phẩm Tôn giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành năm 2005; Nguyễn Thanh Tuấn với tác phẩm Phật giáo với văn hoá Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, Viện Văn .
đang nạp các trang xem trước