tailieunhanh - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu trao đổi ion từ nhựa thải bằng phản ứng sulfo hóa dạng đồng thể, ứng dụng loại bỏ Cr3+ trong môi trường nước

Đề tài tiến hành nghiên cứu tổng hợp vật liệu trao đổi ion từ nhựa thải bằng phản ứng sulfo hóa dạng đồng thể, ứng dụng loại bỏ Cr3+ trong môi trường nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu phụ thuộc vào các điều kiện của phương pháp biến tính (nhiệt độ, thời gian biến tính.). Tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu được điều chế trong điều kiện tối ưu theo phương pháp này là 40,85 mg/g đối với crôm. | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Nghiên cứu tổng hợp vật liệu trao đổi ion từ nhựa thải bằng phản ứng sulfo hóa dạng đồng thể, ứng dụng loại bỏ Cr3+ trong môi trường nước Phạm Thị Thúy1*, Nguyễn Quốc Hưng1, Bart Vander Bruggen2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Đại học KU Leuven, Bỉ 1 Ngày nhận bài 5/9/2018; ngày chuyển phản biện 7/9/2018; ngày nhận phản biện 5/10/2018; ngày chấp nhận đăng 11/10/2018 Tóm tắt: Polystyrene thải từ cốc, đĩa nhựa dùng một lần được hòa tan trong dung môi cyclohecxane (C6H12) và biến tính bởi axit sulfuric (H2SO4) nồng độ 98% để tạo ra vật liệu trao đổi cation ứng dụng cho mục tiêu loại bỏ Cr3+ trong nước. Phổ hồng ngoại FTIR cho thấy có xuất hiện nhóm sulfonic ở vật liệu sau biến tính. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu phụ thuộc vào các điều kiện của phương pháp biến tính (nhiệt độ, thời gian biến tính ). Tổng dung lượng trao đổi ion của vật liệu được điều chế trong điều kiện tối ưu theo phương pháp này là 40,85 mg/g đối với crôm. Vật liệu nhựa thải polystyrene biến tính đã được chứng minh có các tính chất của nhựa trao đổi ion, cũng như có tiềm năng để loại bỏ Cr3+ trong nước. Từ khóa: crôm, nhựa polystyrene thải, phản ứng đồng thể, sulfo hóa, trao đổi ion. Chỉ số phân loại: Mở đầu Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ, sử dụng hàng hóa tiện lợi ngày càng gia tăng. Các sản phẩm bao bì, đồ dùng một lần như cốc, bát, đĩa, thìa, dĩa, hộp được ưa chuộng do tính tiện ích và tiết kiệm thời gian, dẫn đến lượng rác thải nhựa tăng lên với tốc độ chóng mặt qua từng năm, vượt xa hầu hết các loại vật liệu nhân tạo khác [1]. Quá trình này dẫn đến tình trạng tỷ lệ nhựa trong chất thải rắn đô thị (tính theo theo khối lượng) tăng từ dưới 1% năm 1960 lên hơn 10% vào năm 2005 ở các nước có thu nhập trung bình và cao [2], và tỷ lệ này gia tăng đều đặn trong suốt 5 thập kỷ qua [3]. Tuy nhiên, rất ít trong số đó được thu gom, xử lý, tái .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.