tailieunhanh - Đánh giá hệ thống quản lý môi trường không khí tại Hà Nội bằng mô hình DPSIR

Trong bài báo này, mô hình đánh giá DPSIR được áp dụng để đánh giá một cách toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và đưa ra các kiến nghị cho giải pháp quản lý. Mô hình này được phát triển bởi Cơ quan quản lý môi trường Châu Âu (European Environmental Agency) và đã được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường. Đây là một công cụ tốt dùng để phân tích các vấn đề môi trường tổng hợp. | NGHIÊN CỨU TRAO ĐÓI ĐÁNH GIÃ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI BẰNG MÔ HÌNH DPSIR TS. Dương Hồng Sơn TS. Ngô Thọ Hùng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường A jfỊÔhình đánh giá DPSIR là một công cụ để thiết lập các chỉ thị môi trường. Mô hình này được phát triển 1 1 bởi Cơ quan quản m trường Châu Âu European Environmental Agency và đã được áp dụng ri rộng rãi trong việc đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường. Đây là một công cụ tốt dùng để phân tích các vẫn đề môi trường tổng hợp. Trong bài báo này mô hình đánh giá DPSIR được áp dụng để đánh giá một cách toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và đưa ra các kiến nghị cho giãi pháp quản lý. 1. Tổng quan về mô hình DPSIR Mô hình DPSIR bao gồm các thành phần Động lực Driving Forces - Sức ép Pressures - Tinh trạng States - Tác động Impact - ứng phó Response là công cụ để xây dựng cắc chì thị môi trường. Mô hình DPSIR rất hiệu quả trong việc phân tích các vấn để tổng hợp về môi trường. Mô hình DPSIR được phát triển bởi Cơ quan Môi trường Châu Âu EEA 1999 và được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá chất lượng môi trường tổng hợp ở Châu Âu và các nước thành phần của DPSIR được minh họa chi tiết trong hình 1 Hình 1. Các thành phần trong mô hình đánh giá chất lượng môi trường DPSIR Hanne Bach 2005 Mô hình DPSIR cung cấp một cách tiếp cận ưu việt để phân tích vấn để môi trường. Trong phân tích DPSIR các yếu tố kinh tế xã hội được xác định là cắc yếu tố Động lực D và Sức ép P đối với môi trường và kết quả dẫn tới làTình trạng S của môi những thay đổi môi trường này gây ra những Tác động I tới con người và các yếu tố khác. Để ứng phó lại những tác động này con người cấn đưa ra những hành động ứng phó R có thể là ở khâu Động lực hoặc Sức ép hay Tinh trạng và Tác động qua việc ngăn chặn thích ứng hoặc giải quyết tận gốc vấn để môi trường Hanne Bach 2005 Jago-on và nnk. 2009 . Mô hình DPSIR thường được sử dụng để khảo sát các chỉ thị theo một cách thức linh hoạt.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN