tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWMM tính toán tiêu thoát nước lưu vực sông Tô Lịch

Bài báo tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình SWMM mô phỏng hệ thống tiêu thoát nước sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội. Biến đổi khí hậu cũng trở thành một thách thức lớn đối với công tác quy hoạch đô thị nói chung và xây dựng các hệ thống tiêu thoát nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực tế nói riêng. | NGHIÊN cữu TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWMM TÍNH TOÁN TIÊU THOÁT NƯỚC Lưu vực SÔNG TÔ ỤCH Phạm Thị Hương Lan -Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội Cấn Thu Văn và Nguyễn Văn Nam -Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Crác thành phố lớn ở nước ta đang phải đối mặt với nạn ngập úng ngày một nghiêm trọng đặc biệt tại thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả nước. Ảnh hưởng của quá trinh đô thị hóa diễn ra vởi tốc độ chóng mặt ngoài chiều hướng tích cực là làm thay đổi diện mạo của đất nước nhưng kéo theo tác động đến quá trình tiêu thoát nước tại đô thị bị cản trở và kém hiệu quả. Hơn nữa biến đối khỉ hậu cũng trở thành một thách thức lớn đối với công-tác quy thị nói chung và xây dựng các hệ thống tiêu thoát nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực tế nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề trên bài báo tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình SWMM mô phỏng hệ thống tiêu thoát nước sông Tô Lịch thành phố Hà Nội. 1. Hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước Hà Nội và khu vực nghiên cứu . Hiện trạng hệ thống thoát nước Hà NỘI Hệ thống thoát nước chung của Hà Nội được xây dựng từ trước năm 1954. Hệ thống thoát nước bao gồm các tuyến cống sông mương thoát nước và các hồ ao điều hoà. Theo thiết kế ban đầu hệ thống này phục vụ cho nội thành cũ với diện tích là 1000 ha. Từ năm 1954 -1984 diện tích tăng lên 5900 ha và tính đến năm 1992 đã phát triển đến 6800 ha. Dòng nước thoát của thành phố được thoát ra 04 con sông theo thứ tự từ tây sang đông là Tô Lịch Lừ Sét và Kim Ngưu. Sông Tô Lịch là trục thoát nước chính với cửa xả chảy ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính cho Thành phố. Mặt cắt các sông có chiểu rộng từ 4 - 30 m và chiều sâu chỉ khoảng 1 -1 5 m. Do quá trình đô thị hoá và bị lấn chiếm mặt cắt các sông đang bị thu hẹp vào đó do không được nạo vét nên đáy sông hiện đang bị lấp đầy bùn cát rác rưởi. Mặt sông đang bị chiếm dụng để thả bèo và rau muống nên càng hạn chế khả năng tiêu thoát .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN