tailieunhanh - Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng

Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Đối tượng của nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp và 30 BN ung thư đại tràng được PTNS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian mổ trung bình 131±24 phút, lượng máu mất trung bình 33±15,4 ml, thời gian nằm viện trung bình 8,15±2,05 ngày, tỷ lệ biến chứng sau mổ ít. Số lượng hạch trung bình vét được 14,45, tỷ lệ tái phát tại thời điểm 3 năm là 3,33%. Sống thêm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu là 100%. | Khoa học Y - Dược Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng Nguyễn Văn Hiếu1, Lê Văn Quảng1*, Phạm Văn Bình2, Trần Anh Cường3, Hoàng Mạnh Thắng1 Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bệnh viện K 3 Trường Đại học Y dược Hải Phòng 1 Ngày nhận bài 13/4/2018, ngày chuyển phản biện 18/4/2018, ngày nhận phản biện 21/5/2018, ngày chấp nhận đăng 4/6/2018 Tóm tắt: Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Đối tượng của nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân (BN) ung thư trực tràng (UTTT) thấp và 30 BN ung thư đại tràng (UTĐT) được PTNS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian mổ trung bình 131±24 phút, lượng máu mất trung bình 33±15,4 ml, thời gian nằm viện trung bình 8,15±2,05 ngày, tỷ lệ biến chứng sau mổ ít. Số lượng hạch trung bình vét được 14,45, tỷ lệ tái phát tại thời điểm 3 năm là 3,33%. Sống thêm tại thời điểm kết thúc nghiên cứu là 100%. Qua nghiên cứu có thể kết luận: PTNS trong điều trị UTĐTT là một phương pháp an toàn, đảm bảo về mặt ung thư học, rút ngắn thời gian nằm viện, góp phần làm hài lòng người bệnh. Từ khóa: bệnh nhân, phẫu thuật nội soi, ung thư đại trực tràng. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN, UTĐTT đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp [1]. Ở Việt Nam, UTĐTT cũng nằm trong nhóm 5 bệnh ung thư thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng [2]. Điều trị UTĐTT là điều trị đa mô thức, gồm phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích., trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Phẫu thuật UTĐTT cũng có 2 phương pháp là mổ mở kinh điển và PTNS [3]. PTNS là một trong những tiến bộ của ngành ngoại khoa đem lại nhiều lợi ích cho BN như hồi phục sau mổ nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao và giúp cho BN có chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với UTĐTT, còn nhiều câu hỏi được đặt ra như: kỹ thuật ngoại khoa PTNS có thực thi không? tỷ lệ tai biến trong mổ,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN