tailieunhanh - Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm
Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa của giáo viên. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 58-64 This paper is available online at DOI: CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NHÂN CÁCH VĂN HÓA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa của giáo viên. Các giá trị nhân cách cơ bản được đề xuất để giáo dục cho sinh viên sư phạm gồm: yêu thương; tin tưởng, tin cậy; công dân tích cực; tận tụy, tận tâm; hợp tác; sáng tạo. Từ khóa: Văn hóa, nhân cách văn hóa, sinh viên đại học sư phạm, nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm, giáo dục nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước một lần nữa khẳng định quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Trong việc giáo dục (GD) văn hóa cho thế hệ trẻ, vai trò của nhà trường, đặc biệt của giáo viên đã được khẳng định. Điều này tác động trực tiếp đến chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) ở trường đại học sư phạm (ĐHSP) mà mục tiêu cao nhất luôn được đặt ra là: cung cấp cho xã hội lực lượng giáo viên tương lai có đủ phẩm chất và năng lực giáo dục thế hệ trẻ trong tư cách là một nhà văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Thực tiễn GD nhà trường hiện nay ở nước ta còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực: bạo lực học đường, sự buông lỏng trách nhiệm từ phía nhà quản lí hay từ phía giáo viên trong GD định hướng giá trị cho học sinh, ứng xử giữa giáo viên và học
đang nạp các trang xem trước