tailieunhanh - Đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA)

AMA được hiểu là “các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia”. Để giám sát hiệu quả của quá trình thực hiện NAMA và các hoạt động hỗ trợ, cần thiết phải tiến hành đo đạc, báo cáo và thẩm định một cách minh bạch và rõ ràng. Bài báo này trình bày khái quát về các cách thức MRV đối với từng loại NAMA và các tiêu chí sử dụng trong MRV. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐO ĐẠC, BÁO CÁO VÀ THẨM ĐỊNH (MRV) CHO CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA (NAMA) TS. Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường AMA được hiểu là “các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia”. Để giám sát hiệu quả của quá trình thực hiện NAMA và các hoạt động hỗ trợ, cần thiết phải tiến hành đo đạc, báo cáo và thẩm định một cách minh bạch và rõ ràng. Bài báo này trình bày khái quát về các cách thức MRV đối với từng loại NAMA và các tiêu chí sử dụng trong MRV. N 1. Giới thiệu chung về NAMA Khái niệm về NAMA - các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia - lần đầu tiên được giới thiệu trong Kế hoạch hành động Bali (BAP) năm 2007 và tiếp tục được đàm phán trong Hội nghị các bên (COP) ở Copenhagen (2009), Cancun (2010), Durban (2011) và Doha (2012). Khoản 1 (b) (ii) của BAP nêu rõ rằng các nước đang phát triển nên tham gia vào quá trình giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH) và sẽ được nhận hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính và tăng cường năng lực từ các nước phát triển, như sau: - Tăng cường các hành động quốc gia / quốc tế về giảm nhẹ BĐKH, bao gồm: Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) phù hợp với điều kiện quốc gia của các nước đang phát triển trong bối cảnh phát triển bền vững, được hỗ trợ và tăng cường tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực, theo cách có thể đo đạc, báo cáo và kiểm chứng được. Dựa trên các văn bản, có thể hiểu rằng các hoạt động giảm nhẹ BĐKH của các nước đang phát triển là khác với các nước phát triển. Trong khi các nước phát triển bắt buộc phải giảm phát thải KNK để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải, các hoạt động giảm nhẹ do các nước đang phát triển dựa trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với từng quốc gia và cần được hỗ trợ của các nước phát triển về công nghệ, tài chính và tăng cường năng lực [2]. Hiện nay, các văn bản về NAMA vẫn còn đang được thảo luận, bởi nhiều chuyên gia cho rằng định Người đọc phản biện: TS.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN