tailieunhanh - Ứng dụng phương pháp AHP đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai tại các xã thuộc thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Bài báo này trình bày kết quả của việc ứng dụng AHP để đánh giá tính dễ tổn thương của các xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Các kết quả của nghiên cứu này bao gồm, các trọng số của các yếu tố thành phần như: Mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, mức độ thích ứng và các chỉ số tổn thương của các xã ở thành phố Quy Nhơn. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO THIÊN TAI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH Phạm Thanh Long, Bùi Chí Nam, Nguyễn Văn Tín Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Đ ánh giá tính dễ tổn thương ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng theo phương pháp khuyến cáo của IPCC, trong đó thiệt hại có quan hệ chặt chẽ với độ phơi lộ, độ nhạy và khả năng thích ứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tính dễ tổn thương cho thấy co nhiều vấn đề khó khăn trong việc định lượng mức độ quan trọng của các yếu tố thành phần. Bài báo này trình bày kết quả của việc ứng dụng AHP để đánh giá tính dễ tổn thương của các xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Các kết quả của nghiên cứu này bao gồm, các trọng số của các yếu tố thành phần như: mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, mức độ thích ứng và các chỉ số tổn thương của các xã ở thành phố Quy Nhơn. Từ khóa: Phương pháp AHP, mức độ tổn thương, thành phố Quy Nhơn 1. Mở đầu Để đánh giá tính dễ bị tổn thương phương pháp phân tích thứ bậc là phương pháp AHP do Thomas L. Saaty [2] đề xuất được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), là kỹ thuật đưa ra quyết định mà ở đó có một số hữu hạn các lựa chọn, nhưng mỗi lựa chọn lại có những đặc tính khác nhau, khó khăn trong việc quyết định. AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chí, phân tích các dữ liệu thu thập được theo các tiêu chí đó, và thúc đẩy việc ra quyết định nhanh, chính xác hơn. Bài báo trình bày việc sử dụng phương pháp AHP cho 4 xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Việc ứng dụng phương pháp AHP để đánh giá tổn thương do thiên tai là cần thiết, góp phần quan trọng phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tạo tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của thiên tai đối với các xã bãi ngang ven biển Nam Trung Bộ. 2. Phương pháp thực hiện Tính tổn thương (V) [1] được coi là hàm của E (phơi lộ), S (độ nhạy) và AC (khả năng thích ứng): V = (E * S)/AC. Trong đó, trọng số .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN