tailieunhanh - Về vai trò của ASEAN trong quá trình xây dựng giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1991 đến 2003
Vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực thời gian qua là một vấn đề khá phức tạp. Nếu như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1974 là khu vực tranh chấp riêng giữa Việt Nam với Trung Quốc thì quần đảo Trường Sa lại có đến 6 nước tuyên bố chủ quyền. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này, riêng Philippine, Malaysia, Bruney và Đài Loan chỉ tuyên bố về chủ quyền hoặc chiếm giữ một số đảo cụ thể. Từ khi quan hệ Việt - Trung được bình thường hóa trở lại (11/1991), việc giải quyết những tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng con đường hòa bình đang dần dần được mở ra. Trong quá trình đó, tổ chức ASEAN đã có những đóng góp rất quan trọng. | Về vai trò của ASEAN trong quá trình xây dựng giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1991 đến 2003 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 13 năm 2008 VỀ VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HÒA BÌNH CHO VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TỪ 1991 ĐẾN 2003 PHẠM PHÚC VĨNH* Vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực thời gian qua là một vấn đề khá phức tạp. Nếu như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1974 là khu vực tranh chấp riêng giữa Việt Nam với Trung Quốc thì quần đảo Trường Sa lại có đến 6 nước tuyên bố chủ quyền. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này, riêng Philippine, Malaysia, Bruney và Đài Loan chỉ tuyên bố về chủ quyền hoặc chiếm giữ một số đảo cụ thể. Từ khi quan hệ Việt - Trung được bình thường hóa trở lại (11/1991), việc giải quyết những tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng con đường hòa bình đang dần dần được mở ra. Trong quá trình đó, tổ chức ASEAN đã có những đóng góp rất quan trọng. 1. Tuyên bố của ASEAN về biển Đông và những thay đổi của Trung Quốc trong việc giải quyết những tranh chấp với Việt Nam ở biển Đông Trong những năm đầu sau bình thường hóa, Trung Quốc đã giảm những hoạt động tranh chấp, lấn chiếm ở biển Đông, nhưng những tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam vẫn còn diễn ra: Ngày 25 tháng 2 năm 1992, Hội nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật lãnh hải và vùng phụ cận nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Trong đó, điều 2 của bộ luật này xác định "quần đảo Tây Sa (là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc lãnh thổ của Trung Quốc"[4:3]. Đồng thời trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng * .
đang nạp các trang xem trước