tailieunhanh - Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán cho học sinh trung học cơ sở

Bài viết này đề cập đến 3 mô hình phong cách học tập đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vận dụng cụ thể vào dạy học Toán cấp THCS để làm rõ vai trò của GV trong mối quan hệ với phong cách học tập theo hướng tổ chức HĐTN do Kolb khởi xướng. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Vol. 63, , pp. 61-73 This paper is available online at DOI: PHONG CÁCH HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Hữu Tuyến Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Tóm tắt. Phong cách học tập của học sinh và vai trò của giáo viên trong tiến trình tổ chức hoạt động học tập là những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục theo định hướng hoạt động đang là xu hướng tiên tiến hiện nay. Dạy học Toán cho học sinh trung học cơ sở thông qua HĐTN theo quan điểm của David Kolb mang lại nhiều hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Bài báo này đề cập đến 3 mô hình phong cách học tập đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vận dụng cụ thể vào dạy học Toán cấp THCS để làm rõ vai trò của GV trong mối quan hệ với phong cách học tập theo hướng tổ chức HĐTN do Kolb khởi xướng. Từ khóa: Phong cách học; Vai trò của người dạy; Hồ sơ giáo viên; Hoạt động trải nghiệm; Dạy học Toán trung học cơ sở. 1. Mở đầu Hoạt động dạy học ngoài các yếu tố nội dung dạy học, môi trường và các điều kiện khác thì hai yếu tố cơ bản là cách học của học sinh (HS) và cách thức tổ chức dạy học của giáo viên (GV) sẽ quyết định hiệu quả hoạt động (HĐ) này. Cách học của HS (Kiểu học, Phong cách học tập – learning styles) và vai trò của GV trong quá trình dạy học rõ ràng có quan hệ biện chứng. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục những tồn tại của lối dạy học lạc hậu mà đặc trưng là thày thuyết trình tràn lan; kiến thức được truyền thụ dưới diện có sẵn, ít yếu tố tìm tòi, phát hiện; thầy áp đặt, trò thụ động; thiên về dạy, yếu về học, thiếu hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của người học; không kiểm soát được việc học [1], đang là yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.