tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
Luận văn nghiên cứu lý luận chung về nguồn nhân lực chất lượng cao và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Nam hiện nay. Từ đó, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Quảng Nam từ nay đến năm 2020. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Nam hiện nay ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HUỆ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GIÁNG HƢƠNG Phản biện 1: TS. TRẦN HỒNG LƯU Phản biện 2: PGS, TS. TRẦN SỸ PHÁN Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học, họp tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN vào ngày 20 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của mỗi dân tộc gắn liền với các nguồn lực như con người, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất, vị trí địa lý nhưng nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người với tất cả những năng lực, phẩm chất tích cực của mình, bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo tác động vào các nguồn lực khác và gắn kết chúng lại để tạo ra hoạt động lao động phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính con người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Việt Nam đang trong quá trình phát triển CNH, HĐH đất nước để thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu”. Vai trò của nguồn nhân lực, trong đó NNLCLC được xác định là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - Xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Vấn đề đào tạo và sử dụng NNLCLC luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo, văn kiện XII khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát .
đang nạp các trang xem trước