tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá lượng dòng chảy sông Đà từ trung quốc vào Việt Nam phục vụ cho bài toán quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Đà

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được lượng dòng chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam trên lưu vực sông Đà. Để đạt được mục tiêu đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê đơn giản kết hợp với phương pháp mô hình toán. Chuỗi số liệu thực đo tại các trạm Lai Châu, Tạ Bú và Hòa Bình trong giai đoạn trước khi xây dựng hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Đà phía Việt Nam được sử dụng để kiểm định lại độ chính xác của phương pháp. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ LƯỢNG DÒNG CHẢY SÔNG ĐÀ TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM PHỤC VỤ CHO BÀI TOÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐÀ Trương Vân Anh1, Nguyễn Thu Hiền1, Đặng Quốc Khánh2 Tóm tắt: Do mạng lưới trạm khí tượng thủy văn ở nước ta không đủ dày để có thể kiểm soát được lượng dòng chảy ngoài biên giới đổ vào lãnh thổ Việt Nam nên việc tính toán dòng chảy ngoài biên giới của các lưu vực sông suối lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho các bài toán quy hoạch và quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông liên quốc gia. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê kết hợp với mô hình toán được sử dụng để tính toán lượng dòng chảy sông Đà từ lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam khi không có số liệu thực đo. Kết quả cho thấy lượng dòng chảy sông Đà phía Trung Quốc chiếm khoảng 40 - 80% tại Lai Châu, 25 - 65% tại Tạ Bú và 22 - 55% tại Hòa Bình. Con số này rất có ý nghĩa cho việc quản lý tổng hợp nguồn nước sông Đà nói riêng và toàn bộ hệ thống sông Hồng nói chung do sông Đà chiếm đến 37% tổng lượng dòng chảy sông Hồng tại Sơn Tây. Từ khóa: Lưu vực sông liên quốc gia, quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, MIKE NAM, MIKE 11 -Muskingum, lưu vực sông Đà. Ban Biên tập nhận bài: 24/4/2017 54 1. Mở đầu Quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông liên quốc gia luôn là vấn đề mang nhiều thách thức. Nguyên nhân chính ở đây là hầu như không có sự hợp tác thực chất giữa các quốc gia liên quan trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn nước trên cùng một lưu vực sông. Các quốc gia ở thượng nguồn luôn có ưu thế trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước; trong khi đó các quốc gia ở hạ du lại phải đối mặt với sự cạn kiệt, suy thoát nguồn nước cũng như không chủ động biết được nguồn nước sẵn có để có thể lên kế hoạch sử dụng một cách hợp lý. Trong số 13 lưu vực sông lớn ở Việt Nam có đến 10 lưu vực sông liên quốc gia với Lào, Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc với phần diện tích nằm ở ngoài lãnh thổ Việt Nam lớn gấp 3,3 lần diện tích lưu vực trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN