tailieunhanh - Trật tự từ và việc nhận diện một số cấu trúc ngoại động trong tiếng Việt
Bài viết trình bày phạm trù nội/ ngoại động trong tiếng Việt, một trong những ngôn ngữ đơn lập điển hình, có thể được nhận diện bởi: trật tự từ; một số tiểu từ đặc biệt. Vị từ trong những cấu trúc như vậy có tư cách cú pháp là các vị từ ngoại động. Điều này cũng chứng minh thêm cho một phổ quát ngôn ngữ: Trật tự cơ bản trong các ngôn ngữ đơn lập là SVO. | Trật tự từ và việc nhận diện một số cấu trúc ngoại động trong tiếng Việt Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Lê Kính Thắng TRẬT TỰ TỪ VÀ VIỆC NHẬN DIỆN MỘT SỐ CẤU TRÚC NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT LÊ KÍNH THẮNG* 1. Từ góc độ loại hình học, phạm trù nội/ ngoại động (NĐ/ NgĐ) thường có thể được nhận diện từ các tiêu chí hình thái học và trật tự từ. Cả hai hướng tiếp cận này đều có thể cung cấp những cơ sở khoa học cho việc xác định phạm trù NĐ/ NgĐ trong các ngôn ngữ. Tuy nhiên, giá trị của các hướng tiếp cận trên đối với các nhóm, các ngôn ngữ cụ thể lại khác nhau. Với các ngôn ngữ biến hình hoặc chắp dính, tiêu chí hình thái tỏ ra có giá trị cao trong khi đó với các ngôn ngữ đơn lập, tiêu chí này gần như không có giá trị – dấu hiệu nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ nếu có, chỉ là những chỉ tố đứng trước và sau vị từ (VT) chứ không phải là các hình vị gắn chặt với chúng (các tiếp tố – affixes). Tương tự, những tiêu chí thuộc về loại hình học trật tự từ tỏ ra có vai trò quan trọng đối với các ngôn ngữ đơn lập nhưng lại tỏ ra không quan yếu đối với các ngôn ngữ biến hình tiêu biểu. Cho dù mức độ vận dụng các tiêu chí có thể khác nhau nhưng hầu như ngôn ngữ nào cũng cần đến các tiêu chí này: “Có một tập hợp các phương tiện hình thức mà các ngôn ngữ sử dụng để phân biệt các thành phần chức năng (trong câu) bao gồm các yếu tố đánh dấu đoạn tính (segmental markers), trật tự tuyến tính (linear order) và trọng âm (stress). Trong đó yếu tố đánh dấu đoạn tính có thể gắn với danh từ (thường được gọi là yếu tố đánh dấu cách – case markers) hoặc gắn với VT (thường được gọi là yếu tố đánh dấu sự phù ứng/ hoà hợp của VT – verb agreement markers)” [7, 251]. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình tìm hiểu về sự đánh dấu cách trên các ngữ đoạn chức năng trong câu (bổ ngữ, chủ ngữ) và những dấu hiệu phù ứng ở VT (chẳng hạn, các công trình của . Moravcsik (1978a), (1978b), . Hopper - . Thompson (1980), . Anderson (1985), . Andrews (1985)).
đang nạp các trang xem trước