tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng mô hình số bề mặt nước ngầm lưu vực sông Ba phục vụ công tác quản lý và quy hoạch tài nguyên nước

Nghiên cứu xây dựng mô hình bề mặt nước ngầm trên lưu vực sông Ba dựa trên các số liệu khảo sát thực địa và phân tích từ dữ liệu hệ thống các lỗ khoan quan trắc trong 20 năm qua. Dựa trên số liệu khảo sát, nghiên cứu và phân tích các số liệu có được về mực nước ngầm lưu vực sông Ba xây dựng mô hình bề mặt mực nước ngầm phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng nước ngầm bền vững khu vực nghiên cứu. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ BỀ MẶT NƯỚC NGẦM LƯU VỰC SÔNG BA PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC Nguyễn Bá Dũng1 Tóm tắt: Hạn hán thiếu nước đang ngày càng nghiêm trọng, việc khai thác, sử dụng nước ngầm không theo quy hoạch, tùy tiện đang làm sụt giảm mực nước ngầm trên lưu vực sông Ba. Nghiên cứu xây dựng mô hình bề mặt nước ngầm trên lưu vực sông Ba dựa trên các số liệu khảo sát thực địa và phân tích từ dữ liệu hệ thống các lỗ khoan quan trắc trong 20 năm qua. Dựa trên số liệu khảo sát, nghiên cứu và phân tích các số liệu có được về mực nước ngầm lưu vực sông Ba xây dựng mô hình bề mặt mực nước ngầm phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng nước ngầm bền vững khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự biến động bề mặt mực nước ngầm khu vực nghiên cứu bằng mô hình phát triển 3D, xây dựng bản đồ đẳng trị vào mùa mưa và mùa khô trong năm, mô hình này là công cụ hữu hiệu có thể áp dụng, phục vụ công tác điều tra, quy hoạch và quản lý khai thác tài nguyên nước nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững trên lưu vực sông Ba. Từ khoá: Nước ngầm; Bản đồ đẳng trị; Mô hình 3D; Lưu vực sông Ba. Ban Biên tập nhận bài: 25/4/2017 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ, tình trạng hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trên các khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong đó có lưu vực sông Ba. Việc khai thác và sử dụng chưa có quy hoạch thống nhất, khai thác quá mức phục vụ sản xuất đã làm sụt giảm mực nước ngầm (mực nước ngầm tại Đăk Lăk, Gia Lai, đặc biệt là các khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày), khai thác nước mặt và nước ngầm chưa có sự phối hợp, điều phối nhịp nhàng. Tình trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác nước ngầm theo nhu cầu sử dụng, nhất là trong những năm khô hạn. Một số khu vực trên lưu vực sông Ba khi tiến hành khoan khai thác nước ngầm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, sử dụng nước sâu hàng 100 m nhưng cũng không có nước. Hệ thống mạng lưới các điểm quan trắc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN