tailieunhanh - Nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn (XNM) các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh BĐKH. Các kịch bản đánh giá được thiết lập bao gồm: Kịch bản hiện trạng 2013 (KB1), kịch bản 2020 với mức phát thải khí nhà kính cao - A1FI (KB2) và kịch bản 2030 - A1FI (KB3). Tám vùng nước mặt được xác định tương ứng với các ranh mặn từ 18‰. Bằng phương pháp mô hình hóa (MIKE 11), kết hợp kỹ thuật GIS, kết quả tính toán cho thấy XNM ngày càng tăng cường và di chuyển sâu về phía thượng lưu. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGUY CƠ XÂM NHẬP MẶN CÁC SÔNG CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Nguyễn Kỳ Phùng1, Nguyễn Thị Bảy2, Trần Thị Kim3, Lê Ngọc Tuấn4 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn (XNM) các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh BĐKH. Các kịch bản đánh giá được thiết lập bao gồm: Kịch bản hiện trạng 2013 (KB1), kịch bản 2020 với mức phát thải khí nhà kính cao - A1FI (KB2) và kịch bản 2030 - A1FI (KB3). Tám vùng nước mặt được xác định tương ứng với các ranh mặn từ 18‰. Bằng phương pháp mô hình hóa (MIKE 11), kết hợp kỹ thuật GIS, kết quả tính toán cho thấy XNM ngày càng tăng cường và di chuyển sâu về phía thượng lưu. Trong phạm vi nghiên cứu, Vùng 1 có chiều dài 53,5 km, 48,5 km và 44,5 km tương ứng với KB1, KB2 và KB3. Các số liệu tương ứng với Vùng 2 là 63 km, 54 km và 52 km; Vùng 3 là 9 km, 4 km và 4,5 km; Vùng 4 là 4 km, 9,5 km và 11,5 km; Vùng 5 là 7 km, 13 km và 10,5 km; Vùng 6 là 4 km, 6 km và 6 km; Vùng 7 là 15 km, 13,5 km và 13,5 km; Vùng 8 bao gồm 4 km, 6 km và 7,5 km trên sông Lòng Tàu, toàn bộ sông Đồng Tranh, Thị Vải, Gò Gia (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai). Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng XNM phù hợp, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Từ khóa: Biến đổi khíhậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng. Ban Biên tập nhận bài: 11/3/2017 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu và nước biển dâng (NBD) là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng cả về số lượng, cường độ và phạm vi tác động, là mối lo ngại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [1]. Vì vậy, nghiên cứu về BĐKH cần được tiến hành nhằm cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện các quy hoạch, kế hoạch góp phần nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của hệ thống. 18 Ngày phản biện xong: 8/6/2017 Trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dòng .
đang nạp các trang xem trước