tailieunhanh - Phương pháp AB Initio cho tính toán các Orbital nguyên tử sử dụng phần mềm Gaussian - Kiểm chứng bảng phân loại tuần hoàn

Sử dụng phương pháp B3LYP trong đó kết hợp hai phương pháp nguyên lý ban đầu là Hartree-Fock và lý thuyết phiếm hàm mật độ, với chương trình Gaussian và bộ cơ sở 6-31G, chúng tôi tính các vân đạo và mức năng lượng cho 54 nguyên tố đầu tiên. Sau đó sử dụng số liệu thu được kiểm chứng quy tắc sắp xếp điện tử trong bảng phân loại tuần hoàn. Sự phù hợp với số liệu của viện NIST cho phép ta sử dụng các vân đạo và năng lượng thu được cho các nghiên cứu khác về tính chất của hệ tuần hoàn các nguyên tố. | Phương pháp AB Initio cho tính toán các Orbital nguyên tử sử dụng phần mềm Gaussian - Kiểm chứng bảng phân loại tuần hoàn Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Cao Hồ Thanh Xuân, Lê Văn Hoàng PHƯƠNG PHÁP AB INITIO CHO TÍNH TOÁN CÁC ORBITAL NGUYÊN TỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM GAUSSIAN – KIỂM CHỨNG BẢNG PHÂN LOẠI TUẦN HOÀN Cao Hồ Thanh Xuân1, Lê Văn Hoàng2 1. Giới thiệu vấn đề Ngày nay, với lý thuyết lượng tử cho nguyên tử, ta biết bản chất cấu trúc của bảng phân loại tuần hoàn (BPLTH) liên quan đến cấu trúc của điện tử. Trong nguyên tử, các điện tử chỉ có thể tồn tại ở các trạng thái liên kết với năng lượng gián đoạn, đặc trưng bởi bộ bốn số lượng tử (n, l, m,s) . Sự sắp xếp các điện tử vào các mức năng lượng tuân theo nguyên lý cấm Pauli và nguyên lý năng lượng cực tiểu [1-2]. Do tính chất hóa học của nguyên tử phụ thuộc vào số lượng và trạng thái của điện tử lớp ngoài cùng cho nên thứ tự cao thấp năng lượng của các trạng thái mang tính quyết định. Madelung đưa ra quy tắc thực nghiệm [2], theo đó năng lượng các trạng thái cao dần theo chiều tăng của (n l) và với giá trị cố định (n l) nó sẽ tăng theo chiều tăng của (n) . Cùng với quy tắc Hund cho sắp xếp các trạng thái spin, quy tắc Madelung cho phép chúng ta sắp xếp cấu hình điện tử cho toàn bộ các nguyên tố hóa học được biết. Tuy nhiên quy tắc này cho đến nay không có lý thuyết giải thích trọn vẹn và vẫn còn 19 trường hợp ngoại lệ. Thứ tự sắp xếp các trạng thái lượng tử của điện tử theo các chỉ số ở trên cho đến hiện nay vẫn còn là vấn đề mở và đang được quan tâm nghiên cứu [3-5]. Phần lớn các công trình hiện nay thiên về nghiên cứu tính chất đối xứng của các hệ các nguyên tố [4] và nhóm động lực SU(2) SO(4,2) được cho là thích hợp nhất cho việc xây dựng ‘hạt nguyên tố’. Trong công trình [5], giáo sư Komarov đưa ra một Hamiltonian với đối xứng SO(4, 2) mô tả ‘hạt nguyên tố’ với các chỉ số lượng tử là nhóm ba (n, l, m) . Việc nghiên cứu định lượng Hamiltonian này hứa hẹn .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.