tailieunhanh - Mộng – một thủ pháp độc đáo của danh tác Hồng Lâu Mộng
Bài viết phân tích những cảnh du tiên của Bảo Ngọc lên Thái hư ảo cảnh, gặp gỡ các vị tiên, những chị em của mình một thời đã từng chung sống, việc thả hồn trong cảnh mộng của nhiều nhân vật, việc tư duy bằng biểu tượng như thấy hoa nở trái mùa báo hiệu những sự tai ương sắp đến cũng đều là hư cấu. Việc hư cấu để hình thành một yếu tố mộng như là một thủ pháp nghệ thuật được tác giả biểu hiện trong tác phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật khác nhau. | Mộng – một thủ pháp độc đáo của danh tác Hồng Lâu Mộng Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 13 năm 2008 MỘNG – MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA DANH TÁC HỒNG LÂU MỘNG PHẠM VŨ LAN ANH* Có thể nói, yếu tố mộng xuyên suốt trong danh tác Hồng Lâu Mộng như một mạch ngầm tự nhiên, không hề có sự đứt gãy vỡ vụn, điều đó cũng đủ chứng minh tài năng nghệ thuật của tác giả. Tào Tuyết Cần – Cao Ngạc tin rằng: còn có thế giới vô hình tồn tại song song với thế giới vật chất của con người, là thế giới mà con người chưa biết tường tận, chỉ có thể cảm nhận nó bằng tổng thể vô hạn của những kết quả trực giác. Từ đó, mộng đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật liên kết những giá trị nội dung trong tác phẩm theo ý đồ nghệ thuật của tác giả. Toàn bộ tác phẩm có nhiều yếu tố hư cấu như sự tồn tại của chiếc gương phong nguyệt bảo giám hay viên ngọc thông linh của Bảo Ngọc “Hư cấu đâu chỉ là một khả năng bịa đặt, nó đòi hỏi một năng lực huy động cao khả năng cảm thụ cuộc sống để tạo thành sức thuyết phục nghệ thuật. Tác giả đã dựa vào kinh nghiệm, cảm thụ và tri thức về đời sống để tạo ra một thế giới sống trong nghệ thuật” [5]. Những cảnh du tiên của Bảo Ngọc lên Thái hư ảo cảnh, gặp gỡ các vị tiên, những chị em của mình một thời đã từng chung sống, việc thả hồn trong cảnh mộng của nhiều nhân vật, việc tư duy bằng biểu tượng như thấy hoa nở trái mùa báo hiệu những sự tai ương sắp đến cũng đều là hư cấu. Việc hư cấu để hình thành một yếu tố mộng như là một thủ pháp nghệ thuật được tác giả biểu hiện trong tác phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật sau: a. Tác giả sử dụng con số thần bí để liên kết các nhân vật lại với nhau thành một nhóm điển hình. Đây là truyền thống trong các tiểu thuyết chương hồi cổ điển Trung Quốc. Việc dùng những “con số ma thuật” hay “con số thần bí” đã tồn tại từ rất lâu, dựa trên cách cảm nhận của người Phương Đông. Những con số này phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cuộc sống, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật .
đang nạp các trang xem trước