tailieunhanh - Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang và giải pháp ứng phó
Đề tài tiến hành nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang và giải pháp ứng phó, tác động của BĐKH cũng gây ra nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, nước lũ sẽ cao hơn, thời gian ngập lũ sẽ kéo dài hơn, xâm nhập mặn vào sâu hơn. Ngoài ra, việc khai thác nước như hiện nay của các nước trên thượng nguồn cũng làm thay đổi lưu lượng dòng chảy hạ lưu. Với sự thay đổi bất thường của chế độ thủy văn và sự suy giảm nguồn nước, chắc chằn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH AN GIANG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ . Nguyễn Đình Tuấn, ThS. Báo Văn Tuy Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và được xem là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH sẽ làm lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2-24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% trong mùa lũ. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, nằm trong khu vực ĐBSCL nên có hệ thống sông, rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi chằng chịt với tổng chiều dài hơn km, đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thủy. Tác động của BĐKH cũng gây ra nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, nước lũ sẽ cao hơn, thời gian ngập lũ sẽ kéo dài hơn, xâm nhập mặn vào sâu hơn. Ngoài ra, việc khai thác nước như hiện nay của các nước trên thượng nguồn cũng làm thay đổi lưu lượng dòng chảy hạ lưu. Với sự thay đổi bất thường của chế độ thủy văn và sự suy giảm nguồn nước, chắc chằn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh. Đ 1. Đặt vấn đề An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL (đất nông nghiệp là ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%) [1]. An Giang có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, nhưng cũng là nơi đang chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH. Đất đai bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, nhiễm phèn ngày càng tăng; hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh, đã đe dọa đời sống của người dân trong tỉnh. An Giang có hệ thống sông, rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi chằng chịt với tổng chiều dài hơn km (mật độ 1,6 km/km2) [2], đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận .
đang nạp các trang xem trước