tailieunhanh - Ứng dụng mô hình flaash hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển ảnh vệ tinh landsat

Bài báo giới thiệu cơ sở khoa học và kết quả phương pháp hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển cho ảnh vệ tinh LANDSAT 8 OLI. Với ưu điểm là khả năng hiệu chỉnh ảnh hưởng của tán xạ và hấp thụ của sóng điện từ trong quá trình truyền qua tầng khí quyển nên mô hình FLAASH được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu. . | BÀI BÁO KHOA HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FLAASH HIỆU CHỈNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ QUYỂN ẢNH VỆ TINH LANDSAT Hoàng Anh Huy1 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu cơ sở khoa học và kết quả phương pháp hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển cho ảnh vệ tinh LANDSAT 8 OLI. Với ưu điểm là khả năng hiệu chỉnh ảnh hưởng của tán xạ và hấp thụ của sóng điện từ trong quá trình truyền qua tầng khí quyển nên mô hình FLAASH được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Ảnh sau hiệu chỉnh có hệ số phản xạ cao hơn so với ảnh trước hiệu chỉnh; (ii) đường cong phản xạ phổ thực nghiệm (của thực vật và nước) của ảnh sau hiệu chỉnh tuân theo xu hướng của đường cong phản xạ phổ lý thuyết. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận, ứng dụng mô hình FLAASH hiệu chỉnh một cách hiệu quả ảnh hưởng của khí quyển cho ảnh vệ tinh LANDSAT 8 OLI. Từ khóa: Hiệu chỉnh khí quyển, mô hình FLAASH, ảnh LANDSAT 8 OLI. Ban Biên tập nhận bài: 15/6/2017 1. Đặt vấn đề Trong quá trình thu nhận ảnh vệ tinh, năng lượng bức xạ điện từ bị suy giảm do tán xạ ánh sáng bởi sol khí (như cát, bụi, khói, và CO2 ) và hấp thụ bởi hơi nước trong quá trình truyền qua tầng khí quyển [1, 2], do đó việc hiệu chỉnh ảnh hưởng đối với ảnh vệ tinh quang học là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng các ứng dụng thực tế. Nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu phương pháp hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển đối với ảnh vệ tinh quang học nói chung và ảnh vệ tinh LANDSAT nói riêng [2, 7]. Tất cả các phương pháp này có thể phân thành các nhóm: (i) Phương pháp dựa vào đối tượng bất biến; (ii) phương pháp làm phù hợp biểu đồ tần suất; phương pháp trừ đối tượng tối; (iii) phương pháp làm giảm độ tương phản và hàm truyền bức xạ. Phương pháp đối tượng bất biến (Invariantobject method) dựa trên cơ sở sự bền vững (bất biến) về giá trị phản xạ của một số đối tượng trên một (vài) cảnh ảnh thiết lập mối quan hệ tuyến tính giữa các kênh ảnh để chuẩn hóa các cảnh ảnh được thu nhận ở các thời điểm khác nhau [7]. Ưu điểm của phương pháp này là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN